Mẫu tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (Mẫu số 06-ĐKQT) được quy định tại Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Các thủ tục được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ và phù hợp với Thỏa ước Madrid. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết tờ khai cũng như các thủ tục cần thiết khi tiến hành đăng ký quốc tế.
Mục Lục
Nội dung tờ khai
Mẫu tờ khai bao gồm các nội dung sau:
Đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại nước (hoặc các nước):
- chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid;
- vừa là thành viên Thỏa ước Madrid, vừa là Thành viên Nghị định thư Madrid.
Mục 1: Nhãn hiệu quốc tế:
- Mẫu nhãn hiệu (logo, nhãn hiệu, thương hiệu….)
- Đơn ĐKNH cơ sở nộp tại Việt nam hoặc GCNĐKNH cơ sở đã được cấp tại Việt Nam
Mục 2: Chủ đơn
Mục 3: Đại diện chủ đơn
Mục 4: Tên và mã nước chỉ định đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Mục 5: Phí, lệ phí
Mục 6: Các tài liệu có trong đơn
Mục 7: Cam kết của chủ đơn
==>>CLICK TẢI MẪU TỜ KHAI YÊU CẨU ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM
Cách ghi tờ khai
Đối với mục Đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại nước (hoặc các nước): Đánh dấu (x) vào ô phù hợp
Tại mục 1: Thông tin mẫu nhãn hiệu được ghi giống như đơn đăng ký nhãn hiệu (ĐKNH) cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (GCNĐKNHCS).
Tại mục 2 và 3: Ghi rõ tên, địa chỉ liên lạc của chủ đơn (đại diện chủ đơn). Tên và địa chỉ phải thống nhất với đơn
Tại mục 4: Ghi rõ tên và mã nước chỉ định đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Lưu ý : Cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Tại mục 6:
- Ghi rõ tài liệu gồm bao nhiêu bản, bao nhiêu trang.
- Đánh dấu (x) vào ô thích hợp
Tại mục 7: Cam kết của chủ đơn. Ký và ghi rõ họ tên, thời gian, địa điểm là tờ khai. Ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có.
Thủ tục, hồ sơ kèm theo
Thủ tục nộp đơn được quy định chi tiết tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
Các thủ tục chung với việc đăng ký nhãn hiệu cũng được áp dụng cho việc yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc từ Việt Nam.
Theo đó, Quý khách cần chú ý:
Ngày nộp đơn
- Đối với đơn quốc tế có chỉ định hoặc/và chọn Việt Nam, ngày nộp đơn là ngày nộp đơn quốc tế. (điểm 13.4)
- Trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục SHTT, ngày mà Cục nhận được đơn sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế.
- Ngược lại, nếu người nộp đơn không hoàn thiện đơn và gửi đơn cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn trên, thì ngày nhận đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn. (điểm 41.4.b)
Cơ quan nhận đơn
- Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định. (điểm 41.4.a).
- Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá cũng đều được thực hiện thông qua Cục SHTT. (điểm 41.1.g)
Quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế thuộc về ai:
Theo Thỏa ước Madrid, người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng.
Về chi phí
- Quý khách cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế.
- Các khoản phí, lệ phí này được nộp trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế.
- Ngoài ra, còn phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ. (điểm 41.3.d)
Bên cạnh đó, Quý khách cần nộp tờ khai theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư này và đơn đăng ký quôc tế theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp trực tuyến.
- Lưu ý:
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam. (điểm 41.3.c)
>> Tham khảo thêm: DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng Quý khách đã phần nào hiểu được cách trình bày các văn bản liên quan đến đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong nước. Nếu Quý khách cần tư vấn luật sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ chúng tôi theo số hotline dưới đây để được trợ giúp kịp thời.
Trân trọng.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.