Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – nhãn hiệu độc quyền tại TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu độc quyền tại TP. Hồ Chí Minh do Luật Long Phan PMT cung cấp góp phần giúp Quý khách hàng bảo vệ tài sản của mình, đồng thời tránh khỏi các rủi ro pháp lý và kinh tế. Với những đặc trưng riêng biệt, việc bảo hộ tài sản trí tuệ là nhãn hiệu không giống như các tài sản thông thường khác. Vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền được tiến hành như thế nào? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề trên.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – Nhãn hiệu độc quyền

Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hiện nay, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang dần giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với các nhãn hiệu lớn. Vì:

  • Bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu. Việc đăng ký giúp khẳng định quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ trước tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan như hiện nay. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể xem là cơ sở pháp lý vững chắc nhất, bảo vệ chủ sở hữu tránh các rủi ro về mặt pháp lý xảy ra liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
  • Lợi ích kinh tế: Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khai thác được lợi ích thương mại tối đa từ nhãn hiệu của mình thông qua việc sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu.

>> Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền

  • Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Đăng ký bảo hộ sẽ ngăn chặn được sao chép nhãn hiệu, giúp phân biệt chất lượng giữa các sản phẩm, dịch vụ cùng lĩnh vực. Từ đó thúc đẩy thị trường phát triển hơn.Buộc các chủ thể kinh doanh khác cũng đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sự khác biệt trong sản phẩm, thu hút khách hàng. Sự cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, làm đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.
  • Nâng tầm uy tín, thu hút và bảo vệ người tiêu dùng. Đăng ký nhãn hiệu góp phần giúp bảo vệ quyền lợi, uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như hàng hóa, dịch vụ. Thông thường, các hàng hóa có nhãn hiệu sẽ nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng cao hơn so với các mặt hàng không có nhãn hiệu. Người tiêu dùng có thể lựa chọn được chính xác hàng hóa và chất lượng hàng hóa mình mong muốn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhìn chung tương tự thủ tục đăng ký các quyền sở hữu công nghiệp khác.

Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu

Để đảm bảo nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, việc tra cứu nhãn hiệu trước khi thực hiện bất kì thủ tục đăng ký nào là điều cần thiết. Việc tiến hành tra cứu loại trừ trường hợp nhãn hiệu muốn đăng ký bị trùng lặp hay gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác để từ đó có những giải pháp cụ thể giúp cho việc đăng ký nhãn hiệu thuận lợi hơn.

Hoàn thiện hồ sơ đăng ký

Đơn đăng ký bao gồm các tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hộ được quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT 2005), bao gồm:

  • 03 tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu quy định), trong đó có mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu là nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận).
  • Các tài liệu khác chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật SHTT 2005 hay quyền ưu tiên theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải thực hiện những thủ tục gì ?

Gửi hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 89 Luật SHTT và Điểm 12.1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung năm 2013 (Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)

  • Cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở tại Việt Nam: tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam: nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Phương thức nộp: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tài liệu đơn và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai để kết luận có tiếp nhận. Đơn đủ điều kiện sẽ được đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào các tờ khai, sau đó Cục Sở hữu trí tuệ gửi một bản tờ khai cho người nộp đơn trong đó có đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và kết quả kiểm tra danh mục tài liệu đơn có ghi rõ họ tên, chữ ký của cán bộ nhận đơn

Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 (viết tắt là Luật SHTT 2005). Cụ thể, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

>> Xem thêm: Doanh Nghiệp Nên Làm Gì Khi Bị Xâm Phạm Nhãn Hiệu Của Mình?

Quy trình xử lý đơn đăng ký

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn của cá nhân, tổ chức khi đủ điều kiện luật định (tờ khai đăng ký và các chứng từ nộp lệ phí). Một đơn đăng ký thông thường sẽ trải qua các bước:

  • Thẩm định về hình thức đơn đăng ký (Điều 109 Luật SHTT 2005 và Điểm 13 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN) để đánh giá tính hợp lệ của đơn về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Đơn thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn (Điều 119 Luật SHTT 2005)
  • Thẩm định về nội dung đơn (Điều 114 Luật SHTT 2005) để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định về nội dung là sáu tháng kể từ ngày công bố đơn..

Thời hạn thẩm định:

  • Thẩm định hình thức: một tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Thẩm định nội dung: sáu tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Thời hạn thẩm định lại đơn bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, nếu phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.

Sau khi thực hiện các giai đoạn thẩm định, nếu nhãn hiệu đăng ký không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.

Để đăng ký bảo hộ một nhãn hiệu, thông thường phải mất từ 12-18 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn hoặc thực hiện thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT để được hướng dẫn chi tiết.

Những quy trình cơ quan nhà nước xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Long Phan PMT

Tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng ký

  • Tư vấn các điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn cách thức, quy trình, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Kiểm tra sơ bộ khả năng trùng hoặc gây nhầm lẫn của nhãn hiệu;
  • Đánh giá sơ bộ tính khả thi của nhãn hiệu đăng ký;
  • Tư vấn các tài liệu, hồ sơ cần thiết thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn các giải pháp khi nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng không được bảo hộ
  • Soạn thảo đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu.

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký

Quý khách hàng có thể ủy quyền cho Công ty Luật Long Phan PMT trở đại diện hợp pháp để thực hiện đăng ký đơn theo quy định tại Điểm 3, Điểm 4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng:

  • Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Đóng các khoản lệ phí nhà nước: lệ phí nộp đơn, lệ phí thẩm định nội dung, lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí công bố nhãn hiệu,…;
  • Theo dõi và cập nhật quá trình giải quyết hồ sơ;
  • Sửa đổi và bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu từ cơ quan thẩm quyền;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước liên quan.

>> Xem thêm: Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trên đây là bài viết về dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – nhãn hiệu độc quyền tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư Sở hữu trí tuệ Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(1) Bình luận “Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – nhãn hiệu độc quyền tại TP. Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Nguyễn Quang Trung says:

    Xin chào công ty luật Long Phan,

    Em là Quang Trung, hiện tại em đang làm mảng Brand Marketing cho công ty TNHH Thai Wah Việt Nam.

    Hiện tại, công ty em đang chuẩn bị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 3 nhãn hiệu công ty đang kinh doanh, bao gồm Double Dragon (Song Long), Phoenix (Phượng Hoàng) và Double Kirin (Song Lân). Công ty đã từng đăng ký nhãn hiệu cho 3 thương hiệu này từ năm 2016 nhưng bản đăng ký này không có phần chữ tên nhãn hiệu mà chỉ đăng ký logo hình 2 con rồng, con phượng hoàng và 2 con lân. Chính vì vậy công ty em đang đăng ký lại Trademark bao gồm cả phần tên nhãn hiệu trong 3 thứ tiếng (Thái, Anh, Việt) để có sự bảo hộ toàn diện hơn.

    Bên em có một số câu hỏi mong công ty có thể tư vấn cho bên em:
    • Công ty em đã đăng ký phần logo rồi, bây giờ cần bổ sung phần chữ, nên chỉ là đăng ký bổ sung thôi phải không?
    • Bên em có nên để luôn tên nhãn hiệu trong 3 ngôn ngữ (Thái, Anh, Việt) trong quá trình đăng ký không? Hay chỉ nên đăng ký mỗi logo bao gồm tên tiếng Thái? Công ty muốn chắc chắn rằng tên tiếng Việt của nhãn hiệu “Thương hiệu Song Long/Phượng Hoàng/Song Lân” cũng được bảo hộ rõ ràng.

    Em cảm ơn và mong sớm nhận được phản hồi của công ty.

  Miễn Phí: 1900.63.63.87