Yêu cầu giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân sau ly hôn là vụ việc thường xuyên xảy ra khi quan hệ vợ chồng chấm dứt (Ly hôn). Việc trả nợ của vợ chồng phải đảm bảo về tài sản của cả hai bên. Bài viết dưới đây Luật Long Phan PMT sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề trên để khi xảy ra để quý bạn đọc có cách giải quyết phù hợp.
Yêu cầu giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân sau ly hôn
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký xác lập chế độ tài sản vợ chồng
Mục Lục
- 1 Cách xác định nợ trong thời kỳ hôn nhân
- 2 Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân sau ly hôn
- 3 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- 4 Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết nợ
- 5 Vai trò của luật sư tư vấn xác định và giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân
- 6 Các chi phí khách hàng cần chuẩn bị khi nhờ luật sư giải quyết sự, vụ ly hôn
Cách xác định nợ trong thời kỳ hôn nhân
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình họ.
Các trường hợp được xem là nợ chung
Theo quy định của Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các khoản nợ phát sinh trong các trường hợp sau đây được xem là nợ chung của vợ chồng:
- Từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
Các trường hợp được xem là nợ riêng
Dựa vào các trường hợp xác định là nợ chung có thể xác định được các khoản nợ được xem là nợ riêng. Cụ thể là các khoản nợ do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau:
- Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật;
- Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình.
Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân sau ly hôn
Đối với khoản nợ chung trong hôn nhân, thì hai bên phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới. Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHNGD 2014):
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của LHNGĐ 2014;
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 LHNGĐ 2014
Theo quy định tại điều 60 LHNGĐ 2014, thì việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
- Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn. Trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác;
- Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 LHNGĐ 2014 và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Cách xác định nợ trong thời kỳ hôn nhân
>> Xem thêm: Chồng có phải trả số nợ do người vợ lừa đảo không?
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại điều 29 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì thuộc thẩm quyền của toà án.
Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết nợ
- Nộp hồ sơ yêu cầu đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định tại Điều 362 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu thấy cần thiết cho việc giải quyết;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Tòa án sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết yêu cầu. Nếu đơn yêu cầu không hợp lệ tòa án sẽ thông báo trả lại đơn và yêu cầu sửa lại đơn theo điều 363, 364 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
- Nếu đơn hợp lệ tòa án sẽ thông báo Nộp lệ phí yêu cầu Tòa án giải quyết việc và các khoản lệ phí khác theo quy định của điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Tòa án xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Trình tự thủ tục yêu cầu giải quyết nợ sau ly hôn
>> Xem thêm: Toà án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào?
Vai trò của luật sư tư vấn xác định và giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân
Tư vấn và đưa ra phương án giải quyết
- Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xác định tài sản chung/tài sản riêng;
- Tư vấn giải quyết các yêu cầu về tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
- Tư vấn giải quyết yêu cầu về phân chia tài sản để có cơ sở xác định nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba
- Tư vấn giải quyết các yêu cầu về phân chia tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể là quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất;
- Tư vấn giải quyết yêu cầu về phân chia tài sản là tài sản chung, tài sản riêng đưa vào để sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn về việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi có tranh chấp. Tư vấn phương thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết khi có tranh chấp theo quy định;
- Tư vấn pháp luật về quy trình giải quyết các tranh chấp ly hôn tại Tòa án.
Soạn thảo hồ sơ yêu cầu giải quyết nợ sau ly hôn
- Soạn thảo đơn yêu cầu đính kèm các tài liệu liên quan để gửi tòa án;
- Soạn thảo bản tự khai, đơn phản tố, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn yêu cầu định giá tài sản và các đơn từ khác trong quá tố tụng tại tòa án;
- Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Các chi phí khách hàng cần chuẩn bị khi nhờ luật sư giải quyết sự, vụ ly hôn
Thù lao của luật sư
Thù lao của luật sư giải quyết vụ việc ly hôn dựa trên các căn cứ:
- Điều kiện, hoàn cảnh của khách hàng ;
- Mức độ, tính chất phức tạp của vụ án;
- Mức độ rủi ro và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, thể chất của luật sư phụ trách.
Chi phí tố tụng
Theo các quy định tại Chương IX, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi tham gia vụ án dân sự sẽ có các chi phí sau đây:
- Tiền tạm ứng án phí gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và phúc thẩm;
- Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm;
- Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
- Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định;
- Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản;
- Chi phí cho người làm chứng;
- Chi phí cho người phiên dịch, Luật sư.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Yêu cầu giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân sau ly hôn. Nếu quý khách gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật về Hôn nhân và Gia đình hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ kịp thời.
Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.