Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xem bói là một hoạt động diễn ra rất phổ biến tại các địa bàn địa phương Việt Nam. Vậy xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trong trường hợp nào xem bói sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vấn đề xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về mê tín, dị đoan được pháp luật quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Xem bói có bản chất giúp con người hướng thiện, sống lạc quan hơn

Xem bói có bản chất giúp con người hướng thiện, sống lạc quan hơn

Xem bói là gì?

Xem bói là một hình thức khá phổ biến tại Việt Nam. Về bản chất, xem bói là hành động có thể giúp con người biết trước số mệnh của mình, biết trước tương lai. Theo đó, mọi sự trên đời đều đã được sắp đặt trước, tất cả đều là kết quả của duyên số hợp thành. Hoạt động xem bói xuất phát ban đầu với mục đích hướng con người đến lối sống thiện, tích cực để cuộc sống sau này được an vui, hạnh phúc.

Những người có khả năng xem bói là những người được xem là có lộc của Thánh thần hoặc một thế lực tâm linh nào đó. Họ có khả năng dự đoán tương lai, số mệnh của một con người dựa vào đặc điểm tướng mặt, ngày sinh, đường chỉ tay… Những khả năng kỳ lạ này đã được thế giới công nhận. Tuy nhiên, ở Việt Nam có một số hành vi xem bói được xem là tiêu cực, mê tín bị pháp luật cấm.

Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Thực tế, đi xem bói có vi phạm pháp luật không? Ở nhiều địa phương hiện nay vẫn diễn ra hoạt động xem bói nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, những hoạt động này thường nhằm mục đích là hướng con người đến lối sống thiện, không gây hậu quả xấu và không nhằm mục đích trục lợi, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự nên không bị xử lý.

Chính vì vậy, những hành vi lợi dụng bói toán nhằm trục lợi bất chính. tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ bị xử lý theo từng hình thức cụ thể. Quy định này đã được thể hiện rất rõ tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

“Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.”

Xem bói là hoạt động diễn ra thường xuyên ở các đại phương

Xem bói là hoạt động diễn ra thường xuyên ở các địa phương

Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành động trục lợi , thực hiện các hành vi để kiếm lợi cá nhân như sau:

Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác.

Và trong trường hợp người gây hậu quả nghiêm trọng từ hành động lợi dụng mê tín, dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Để cấu thành tội danh được quy định trong BLHS 2015, người phạm tội phải có những dấu hiệu pháp lý sau đây:

  • Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự – an toàn xã hội.
  • Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm được thể hiện ở hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Người phạm tội sử dụng bói toán và các hình thức mê tín, dị đoan đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vi phạm.

Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan ở bất kỳ hình thức nào gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh hoặc trật tự công cộng, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

>> Xem thêm: Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự

Những hình thức xử phạt đổi với hành vi xem bói trái pháp luật

Xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính đối với người phạm tội được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sẩm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nếu gây mất trật tự công cộng tại các lễ hội:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, trụ sở cơ quan, tổ chức khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác.”

Xem bói là trái pháp luật có thể bị đối xử phạt hành chính

Xem bói trái pháp luật có thể bị xử phạt hành chính

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 320 BLHS 2015 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình nếu gây hậu quả nghiêm trọng:

  1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.00.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  3. a) Làm chết người;
  4. b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
  5. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mê tín, dị đoan. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hoặc tư vấn, mời quý khách liên hệ Luật sư Luật Hình sự của Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline 1900.63.63.87. Cảm ơn quý khách!

Scores: 4.5 (60 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87