Tư vấn xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp

Xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp là một vấn đề không thể thiếu trong quản trị nhân sự. Thang bảng lương giúp doanh nghiệp duy trì sự công bằng và cạnh tranh trong hệ thống lương thưởng. Quý khách hàng cần xây dựng một thang bảng lương phù hợp với tình hình tài chính và nguồn nhân lực của công ty. Bài viết sẽ cung cấp cho Quý khách hàng các bước xây dựng một thang bảng lương hiệu quả.

Xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp
Xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương?

Căn cứ khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Như vậy, việc xây dựng thang lương bảng lương là bắt buộc với doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Công ty không công khai quy chế lương, thưởng có bị xử phạt không

Các quy định về lương mà doanh nghiệp phải tuân thủ khi xây dựng thang bảng lương

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 doanh nghiệp khi xây dựng thanh lương, bảng lương cần tuân thủ các quy định sau:

  • Mức lương phải là mức trung bình, đảm bảo số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường;
  • Phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức;
  • Phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có);
  • Phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Kể từ ngày 01/7/2024, doanh nghiệp xây dựng thang lương bảng lương theo mức lương tối thiếu vùng thì cần lưu ý sau:

Bậc 1 trong thang bảng lương theo tháng từ ngày 01/7/2024 phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo tháng tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
  • Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
  • Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.

>>>Xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ cho người lao động

Tư vấn các bước xây dựng thang bảng lương

Bước 1: Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

Khi xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Xác định rõ các vị trí công việc, chức danh trong doanh nghiệp;
  • Phân tích, đánh giá mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng, trình độ, điều kiện làm việc của từng vị trí;
  • Xếp thứ tự các vị trí công việc từ thấp đến cao;
  • Xác định mức lương tối thiểu, tối đa cho mỗi bậc lương;
  • Xây dựng thang bảng lương với các bậc lương, hệ số lương phù hợp;
  • Lập định mức lao động cho từng công việc, làm cơ sở xác định định mức tiền lương.

Bước 2: Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động,  người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến của tổ chức này khi xây dựng thang lương, bảng lương.

Cụ thể, quy trình tham khảo ý kiến như sau:

  1. Người sử dụng lao động gửi văn bản và nội dung cần tham khảo đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
  2. Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện, tổng hợp thành văn bản gửi lại người sử dụng lao động;
  3. Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi, tham vấn;
  4. Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định;
  5. Kết quả đối thoại được ghi thành biên bản, có chữ ký của đại diện các bên và được công bố công khai tại nơi làm việc.

Bước 3: Công khai thang bảng lương

Sau khi xây dựng xong và tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động, doanh nghiệp phải công khai nội dung thang bảng lương tại nơi làm việc trước khi chính thức áp dụng. Việc này nhằm đảm bảo tính minh bạch, tạo sự đồng thuận với người lao động.

Bước 4: Lưu trữ hồ sơ Doanh nghiệp phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc xây dựng thang bảng lương, bao gồm:

  • Thang bảng lương đã được xây dựng
  • Biên bản tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động (nếu có)

Văn bản công bố công khai thang bảng lương Các hồ sơ này có thể được yêu cầu xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra.

Kinh nghiệm xây dựng thang bảng lương hiệu quả

Xây dựng một hệ thống thang bảng lương hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận về nhiều yếu tố. Dựa trên kinh nghiệm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, chúng tôi rút ra một số nguyên tắc then chốt:

  • Cân bằng giữa nội bộ và thị trường: đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh nội bộ. Đồng thời phản ánh mức lương phù hợp với thực trạng và xu hướng thị trường lao động.
  • Tối ưu chi phí: xem xét kỹ lưỡng khả năng tài chính của doanh nghiệp, tránh gây gánh nặng chi phí nhân sự quá lớn.
  • Linh hoạt và điều chỉnh: Thang bảng lương cần được thiết kế một cách linh hoạt, sẵn sàng điều chỉnh khi có sự thay đổi về tình hình thị trường hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Minh bạch và công khai: Quá trình xây dựng và triển khai thang bảng lương cần được công khai, minh bạch với toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.
Hướng dẫn xây dựng thang lương bảng lương
Hướng dẫn xây dựng thang lương bảng lương

Dịch vụ tư vấn xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp

Long Phan PMT mang đến giải pháp xây dựng thang bảng lương hiệu quả. Sau đây là các dịch vụ của chính tôi:

  • Phân tích và đánh giá vị trí công việc, mô tả công việc chi tiết;
  • Khảo sát và phân tích thông tin thị trường lao động, mức lương cạnh tranh;
  • Xây dựng hệ thống nguyên tắc, chính sách lương bổng;
  • Thiết kế thang bảng lương phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp;
  • Tư vấn triển khai và quản lý thang bảng lương một cách hiệu quả;
  • Hỗ trợ lựa chọn và sử dụng phần mềm quản lý lương phù hợp.
Tư vấn thang lương bảng lương
Tư vấn thang lương bảng lương

Xây dựng thang bảng lương là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Quá trình này đòi hỏi sự cân bằng giữa nhiều yếu tố như tính cạnh tranh trên thị trường, công bằng nội bộ và khả năng tài chính. Dịch vụ tư vấn xây dựng thang bảng lương của Long Phan PMT cam kết đem đến cho Quý khách hàng giải pháp hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87.

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87