Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào? Đây có lẽ là một thắc mắc của rất nhiều người vì thường cho rằng vô ý thì sẽ không có tội, dẫn đến không bị xử lý. Nhưng rõ ràng đây là một suy nghĩ sai lầm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và những trách nhiệm hình sự mà người phạm tội này phải chịu.
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bị xử lý thế nào?
Mục Lục
Cấu thành tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Tuy nhiên, có thể hiểu vô ý gây thiệt hại đến tài sản là hành vi do cẩu thả hoặc quá tự tin gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác. Cấu thành tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản gồm 4 mặt sau:
Mặt khách thể
Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà các quan hệ đó được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Đối với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, khách thể của tội này là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
>>> Xem thêm: Tội vô ý làm lộ bí mật công tác gây thiệt hại tài sản nhà nước
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 không có quy định cụ thể về năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người có năng lực trách nhiệm hình sự có thể được xác định dựa trên hai cơ sở:
- Phải có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Cơ sở này đảm bảo chủ thể của tội phạm là người có năng lực để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội.
- Thuộc độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, khi người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn khi người phạm tội này chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành có quy định cụ thể về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 12, 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Chủ thể tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi đó và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện phạm tội. Mặt khách quan của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản gồm:
- Hành vi: Có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác, làm hư, hỏng, lảm mất…tài sản của người khác.
- Hậu quả: Gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác. Cụ thể đối với tội này, thiệt hại nghiêm trọng là từ 100.000.000 đồng trở lên.
- Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Chính hành vi vi phạm là hành vi gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Mặt chủ quan
Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức, động cơ, mục đích của tội phạm. Với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mặt chủ quan là lỗi vô ý. Theo đó, vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Xử lý tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản sẽ chịu các chế tài hình sự sau đây:
- Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cơ sở pháp lý: Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bị xử lý thế nào?
Luật sư tư vấn, bào chữa tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Hiện nay, Luật Long Phan với đội ngũ luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ tư vấn, bào chữa tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, cụ thể bao gồm:
- Soạn thảo văn bản, tài liệu khi có yêu cầu;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
- Gặp gỡ, trao đổi với cơ quan Trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
- Tham gia vào quá trình tố tụng tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản với tư cách đại diện ủy quyền, luật sư.
Như vậy, một người nếu có năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi của họ đủ điều kiện cấu thành tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Hình sự hiện hành. Nếu quý bạn đọc cần luật sư hỗ trợ, bào chữa tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.