Hiện nay, việc tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp diễn ra khá nhiều ở các tỉnh tây nguyên, miền núi tình hình khá phức tạp, nhức nhối. Để hiểu thêm về loại đất này cũng như hướng giải quyết tranh chấp đất đai trồng rừng, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục Lục
1. Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia làm ba nhóm:
- Đất nông nghiệp;
- Đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng.
Trong đó, đất rừng là loại đất nông nghiệp, gồm ba loại đất là:
- Đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản và đặc sản rừng, động vật rừng có kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.
- Đất rừng phòng hộ là loại đất phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, giảm trừ phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu.
- Đất rừng đặc dụng là loại đất phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra hệ sinh thái rừng quốc gia, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, di tích, danh lam, thắng cảnh, nghỉ dưỡng sinh thái…
Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất rừng tự nhiên;
- Đất trồng rừng;
- Đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
2. Tranh chấp đất đai và phương thức giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì TRANH CHẤP ĐẤT đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Về Mục Đích Sử Dụng Đất
Điều 202 Luật đất đai 2013 có đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
- Giải quyết tranh chấp bằng con đường “hòa giải“;
- Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
Như vậy, con đường hòa giải có thể do hai bên thương lượng hoặc thông qua cơ quan hòa giải được quy định cụ thể. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (Ubnd) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ubnd cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại Ubnd cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch Ubnd tỉnh, cấp huyện giải quyết.
Lưu ý:
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất sau thì thủ tục hòa giải tại Ubnd cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP). Cụ thể:
- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…
Sau đó, đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ubnd cấp có thẩm quyền;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Ubnd giải quyết tranh chấp như thế nào?
Trình tự này được quy định chi tiết tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp, đất rừng phải nộp đơn yêu cầu tại Ubnd cấp có thẩm quyền.
- Chủ tịch Ubnd cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);
- Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ubnd cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
- Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tại Ubnd cấp xã;
- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
- Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
- Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Chủ tịch Ubnd cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp đất tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp đất đai tại TÒA ÁN được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền nơi có bất động sản đó.
- Người khởi kiện, khởi tố vụ án gửi đơn khởi kiện, khiếu nại và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
- Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
- Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
- Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
- Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đối với đất rừng, đất lâm nghiệp. nếu có thắc mắc xin hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được sự tư vấn tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Có 1 ông Chiến đất của tôi khi đất tôi đã sở hữu hơn 100 năm vậy tôi phải làm sao để cho ông kia biết và trả lại đất cho tô.i khi ông ta không chịu thừa nhận là của tôi
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
…”
Như vậy, khi ai đó có hành vi chiếm đất của bạn là đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Nếu trường hợp UBND xã hòa giải không thành, bạn phải gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để yêu cầu được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn luật vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Tôi có mảnh đất Lâm nghiệp đã được cấp sổ bìa đỏ quyền sử dụng đất đất có bản đồ ranh giới cụ thể để như hiện nay có một người tự ý cắm vào giữa lòng đất của tôi và nói là đất của họ vậy để giải quyết trường hợp trên tôi phải làm gì
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PTM, đối với trường hợp của bạn, tôi xin đưa ra hướng dẫn như sau:
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Điều 202 Luật đất đai năm 2013 cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai: con đường “hòa giải” giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở.
Theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật đất đai năm 2013, trong trường hợp này bạn cần thực hiện như sau:
– Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất Lâm nghiệp đến UBND cấp xã.
– Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức các cuộc họp ban ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai nếu xét thấy cần thiết.
– Hoàn thành hồ sơ trình chủ tịch UBND đã ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
– Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Sau khi thực hiện hòa giải mà các bên không thỏa mãn với quyết định hòa giải thì có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nơi có đất Lâm nghiệp đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn luật vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Gia đình tôi đc cấp sổ đỏ, quyền sử dụng đất theo bản đồ là đúng với thực tế nhưng trong sổ đỏ quyền sử dụng đất diện tích tên tuổi thì đúng nhưng nhưng bản đồ được cấp trong sổ quyền sử dụng đất lại sai trên bản đồ lại thể hiện thửa đất của một xã khác vậy phương hướng giải quyết như thế nào
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PTM, đối với trường hợp của bạn, tôi xin đưa ra hướng dẫn như sau:
Trong trường hợp của bạn cần đính chính lại thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được thực hiện theo khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Theo đó việc đính chính được thực hiện như sau:
Thứ nhất, về thủ tục:
+ Khi phát hiện sai sót trên thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp đơn xin đính chính.
+ Văn phòng đã cấp sổ đỏ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót, đồng thời lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó phải tiến hành chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Trả kết quả. Sau khi đính chính, văn phòng đăng ký đất đai trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng, chủ sở hữu.
Thứ hai, thời hạn giải quyết:
+ Thời gian thực hiện thủ tục đính chính là không quá 10 ngày.
+ Thời gian được tính kể từ ngày người nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
+ Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
+ Sau khi có kết quả đính chính thông tin Sổ ĐỎ thì phải trả Sổ cho hộ gia đình, cá nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Thứ ba, chi phí thực hiện:
Khi thực hiện đính chính thông tin, người sử dụng đất phải nộp các khoản chi phí sau: + Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai;
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất;
+ Phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp có yêu cầu cấp đổi).
+ Mức phí, lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố thuộc trung ương quy định phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn luật vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Xin luật cho biết gd tôi vào năm 1996 có được nhà giao cho 1 khu rừng phòng hộ gần 19 héc ta nay các trang trại gần đất gd tôi lấn chiếm nhưng bìa đất gd tôi bị mất chỉ còn bản sao quyền sử dụng đất của huyện cấp vậy có giá trị khi giải quyết tranh chấp hay ko.mong ls cho ý kiến tôi xin chân thành kam ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Từ năm 1982 nhà tôi có canh tác một khu đất ở ấp 2 đoàn 600 trước đó chúng tôi I khi trồng lúa để ăn. sau đó chính phủ cho chúng tôi trồng rừng 327 nhà tôi trồng tràm làm được thu hoạch chúng tôi I chồng đều và cây ăn trái cái ngay chúng tôi trồng sầu riêng mười mấy năm rồi lâm trường vô làm sổ sổ đất rừng phòng hộ bộ Mẹ tôi tôi không hiểu về luật tính bán mảnh vườn ăn để chia cho các con người mua ra đòi phải có sổ xổ lâm trường vào khuyến khích chúng tôi làm sổ mẹ tôi đã làm làm họ không dám làm hết chỉ làm một nửa và nói còn một nửa để cho xã đã anh em chúng tôi cũng chẳng hiểu gì sau này cũng đồng ý làm sổ hết vì họ nói xổ rừng cũng như sổ đỏ bỏ không có gì khác chúng tôi không hiểu luật nên đã đồng ý làm chia cho cho anh em chúng tôi I nhưng ngay sổ cũng chưa thấy về tay hỏi thì Lâm Trường nói thanh tra xa hơn một năm nay chính tôi tôi rất kẹt vì mùa covid không làm ra tiền để nuôi con một mình tôi nuôi hai đứa con tôi phải phải bán miếng rẫy để lo cho các con con nhưng hỏi tới xổ sổ đòi mãi bên Lâm Trường nói số của chúng tôi để giao lại cho xã làm sổ đỏ nhưng tới nay chưa làm tôi phải làm gì mà mong nhưng luật pháp chỉ rõ cho tôi ạ tôi thành thật cảm ơn ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi trồng cây thông trước lúc nhà nước giao sổ đỏ.vậy sau khi tôi bán hết cây thông tôi có quyền trồng tiếp nữa không?vì lô đất kia được cấp sổ đỏ cho người khác.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua zalo. Qúy khách vui lòng xem zalo để biết chi tiết.
Nhà tôi có mảnh đất rừng đã được cấp sổ đỏ.Trước đây lúc còn là đất hoang mọi người trong làng khai phá và trồng cây.Nhưng sau đó có một số người đã rời làng chuyển vào miền nam.Sau này UBND xã mới giải quyết việc phân chia đất và cấp sổ đỏ. Lúc đấy trên đất nhà tôi đã được cấp sổ đỏ ,có anh K trước đó đã trồng cây và bởi vì tình làng xóm và cây nhà anh K đang phát triển nên nhà anh có nói là để vài năm nữa cây lớn khai thác xong sẽ trả đất.Nhưng tháng 7/2022 anh K khai thác xong và tiếp tục đào hố trồng cây.Bà nội tôi có lên nói chuyện và nói rằng giờ anh K đã khai thác cây xong thì nhà tôi không cho trồng cây nữa.Nhưng anh vẫn không chịu và tự ý đào hố trồng.Và anh K có nói rằng là nhà anh đã sử dụng đất từ lâu nên đây là đất nhà anh.Và nói rằng sổ đỏ nhà tôi được cấp là không hợp pháp. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này nên giải quyết như thế nào nếu anh K vẫn trồng cây lên đất nhà tôi. Xin cảm ơn luật sư.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.