Trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây tai nạn giao thông mà chúng ta cần nên biết để đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi tham gia giao thông không may xảy ra tai nạn. Trên thực tế tai nạn giao thông diễn ra rất nhiều và có một số trường hợp phải vừa chịu bồi thường thiệt hại, vừa bị xử ý hình sự. Để biết rõ hơn về trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây ra tai nan giao thông thì có thể tham khảo bài viết dưới đây
Trách nhiệm hình sự và dân sư gây ra tai nạn giao thông
Mục Lục
Trách nhiệm dân sự của cá nhân khi gây tai nạn giao thông
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại;
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
>>>Xem thêm: Sử Dụng Xe Của Người Khác Gây Tai Nạn Giao Thông Thì Ai Phải Bồi
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 việc bồi thường thiệt hại của cá nhân phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình;
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Các thiệt hại có thể bồi thường
Thứ nhất, Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ hai, Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 590 BLDS 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, cụ thể là:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Thứ ba, Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm khi bị tai nạn giao thông được bồi thường theo quy định tại Điều 591 BLDS 2015:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
>>>Xem thêm: Mức cấp dưỡng cho con của bị hại khi gây tai nạn giao thông
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
>>>Xem thêm:Yêu cầu bồi thường do bị tai nạn giao thông
Trách nhiệm hình sự khi gây ra tai nạn giao thông
Căn cứ mục 1 Chương XXI Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tùy vào từng tính chất và loại hình tham gia giao thông gây ra tai nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung 2015)
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267 Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung 2015)
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272 Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung 2015)
- Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay (Điều 277 Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung 2015)
Trên đây là các tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra tai nạn giao thông. Tùy vào tính chất của từng hành vi mà có thể chịu các mức hình phạt khác nhau.
Trách nhiệm hình sự do gây ra tai nạn giao thông
>>>Xem thêm: Tai Nạn Giao Thông Làm Chết Người Bị Phạt Tù Bao Nhiêu Năm?
Luật sư bào chữa hành vi gây ra tai nạn giao thông
Luật Long Phan PMT với đọi ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệp cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa hành vi gây ra tai nạn như sau:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định
- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
>>>Xem thêm: Vi phạm giao thông chết người luật sư bào chữa như thế nào
>>>Xem thêm: Nhờ Luật Sư Tư Vấn Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Như Thế Nào?
Như vậy, tùy vào tình trạng thực tế, thiệt hại xảy ra mà cá nhân sẽ có trách nhiệm dân sự và hình sự gây tai nạn giao thông khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án tai nạn giao thông chết nhiều người hoặc Dịch Vụ Luật Sư Bảo Vệ Cho Bị Hại Trong Vụ Án Tai Nạn Giao Thông quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87.
Các bài viết liên quan đến tai nạn giao thông có thể bạn quan tâm:
- Cha mẹ cho con chưa đủ tuổi chạy xe gây tai nạn có ở tù không
- Con gây tai nạn đã chết, cha mẹ có phải bồi thường cho bị hại
- Gây tai nạn giao thông cho trẻ em bị xử phạt như thế nào?
- Người Làm Công Gây Ra Tai Nạn Giao Thông Thì Ai Phải Bồi Thường?
- Có đình chỉ vụ án giao thông khi bị hại rút đơn yêu cầu xử lý hình sự không
Em của em 15 tuổi lai thêm 1 ng đi xe máy trên đường bị csgt bắt gặp và bị chặn đầu xe. Do k có bất kì biểu hiện hay yêu cầu dừng xe nào của csgt nên các e đã đâm vào csgt và bị đưa về đồn. Đến đêm mẹ em có xuống làm thủ tục và đưa được em em về nhà. Đến khi về nhà csgt liên tục gọi điện cho mẹ e nói chân bị đau thế nọ thế kia và hẹn gặp riêng, nếu k gặp sẽ đưa e e về xã kiểu như dân sự để sau này e e khó đi làm ăn được. Chuyện này nên làm thế nào cho đúng ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Con e đi ngược chiều vào đường một chiều và bị tai nạn thương tích là 80% và bên kia thì chỉ bị thiệt hại về tài sản. Nếu đưa ra hình sự thì bên e có bị truy cứu hìh sự không ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.