Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa hẳn đang được nhiều người quan tâm. Khi có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây tai biến cho người bệnh thì phát sinh trách nhiệm bồi thường. Để tìm hiểu về căn cứ cũng như mức bồi thường khi có thiệt hại xảy ra, mời quý bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa
Mục Lục
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tai biến trong y khoa
Trường hợp có sai sót chuyên môn
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định trường hợp có sai sót về chuyên môn kỹ thuật, gây ra tai biến cho người bệnh thì cơ sở khám chữa bệnh phải bồi thường thiệt hại bao gồm cả tổn thất tinh thần.
Để kết luận người hành nghề khám chữa bệnh có sai sót trong chuyên môn, kỹ thuật hay không, phải do “Hội đồng chuyên môn” xem xét và xác định có một trong các hành vi sau:
- Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
- Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
- Xâm phạm quyền của người bệnh.
Tuy nhiên, trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với kết luận của Hội đồng chuyên môn thì có quyền đề nghị Bộ Y tế thành lập một Hội đồng chuyên môn khác để xem xét và đánh giá lại.
CSPL: Khoản 1 Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
Trường hợp không có sai sót chuyên môn
Trường hợp có xảy ra tai biến trong Khám chữa bệnh nhưng được Hội đồng chuyên môn xác định thuộc một trong các trường hợp sau thì không phải bồi thường thiệt hại:
CSPL: Khoản 2 Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;
- Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.
Sai sót về chuyên môn kỹ thuật, gây ra tai biến cho người bệnh
>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị xâm hại bởi người dưới 14 tuổi
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ vào các yếu tố sau để xác định nghĩa vụ bồi thường:
Phải có thiệt hại xảy ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai biến trong y khoa cũng là một loại trách nhiệm dân sự nên Theo Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm: Thiệt hại về vật chất; Thiệt hại về tinh thần
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Có hành vi trái pháp luật
Khi khám chữa bệnh, người hành nghề và người bệnh thông qua một loại hợp đồng dịch vụ, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Do đó, khi vi phạm một trong những nghĩa vụ cũng được xem là hành vi vi phạm hợp đồng.
Hành vi vi phạm là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm nghĩa vụ cơ bản của người khám chữa bệnh dẫn đến xảy ra sai sót trong y khoa.
Lỗi
Lỗi bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Như những trường hợp gây thiệt hại khác, khi có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên Luật khám chữa bệnh còn buộc người hành nghề, cơ sở khám chữa bệnh bồi thường ngay cả khi không có lỗi trong một số trường hợp:
- Khi cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được
- Bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh;
- Các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh
>> Xem thêm: Hướng Xử Lý Khi Thiệt Hại Dân Sự Có Lỗi Hỗn Hợp Từ Nhiều Phía
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại xảy ra
Khi có tai biến xảy ra do lỗi của người hành nghề thì đó phải là kết quả do hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hành nghề gây ra hay hành vi vi phạm của người khám chữa bệnh là nguyên nhân trực tiếp dân đến tai biến của người bệnh.
Mức bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa
Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Mức bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa
Đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
Đối với thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại
Đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chị
>> Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên đều có lỗi
Thông tin liên hệ
Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:
- Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
- Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
- Tư vấn luật qua ZALO: 0819700748
- Gặp trực tiếp luật sư tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
- Tại Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về dịch vụ luật sư về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa của Long Phan PMT. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ Luật Sư Dân Sự , vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.