Tội phạm sử dụng công nghệ cao đang là vấn đề phổ biến trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao nhằm lấy cắp đến các thông tin cá nhân trên mạng để thực hiện hành vi xấu như buôn bán, sử dụng trái phép,… Hành vi này đã vi phạm an ninh mạng và luật phòng chống tội phạm công nghệ cao. Để hiểu hơn về điều này, Luật Long Phan xin giới thiệu cho Quý bạn đọc hiểu về vi phạm sử dụng công nghệ cao như thế nào và mức xử phạt hiện nay khi thực hiện tội phạm ấy.
Tội phạm công nghệ cao là gì?
Mục Lục
Tội phạm công nghệ cao là gì?
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Như vậy, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008, sửa đổi bổ sung 2020; Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Xác định về hành vi sử dụng công nghệ cao
Khách thể của tội phạm
Tội sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin được Nhà nước và xã hội xác lập nhằm đảm bảo an toàn thông tin được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống máy tính, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong việc khai thác, sử dụng các thông tin đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Xử phạt tội phạm công nghệ cao
Mặt khách quan
Hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao có những hành vi thuần tuý xâm phạm an toàn thông tin. Chẳng hạn như truy cập trái phép, cản trở truyền tải dữ liệu, can thiệp vào dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số là những hành vi thuần tuý xâm phạm an toàn thông tin vì chúng tác động trực tiếp vào tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số.
Hậu quả của hành vi sử dụng công nghệ cao:
- Xâm phạm đến các thông tin cá nhân, tổ chức;
- Ảnh hưởng đến những bí mật của quốc gia;
- Gian lận liên quan đến máy tính;
- Vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan qua hệ thống máy tính.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về sử dụng công nghệ cao, đó là làm cho tính bảo mật thông tin trong xã hội không còn cao, đe doạ thông tin dữ liệu cho các cá nhân, tổ chức và nhà nước.
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Mặt chủ quan
Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi vi phạm các quy định về sử dụng công nghệ cao với lỗi vô ý thì tùy theo tính chất mức độ hậu quả mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác.
Chủ thể
Chủ thể trực tiếp thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những người có tri thức và kỹ năng cần thiết để trực tiếp khai thác, sử dụng thiết bị, công cụ, phương tiện công nghệ hoặc trực tiếp phát triển, ứng dụng công nghệ.
Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
>>> Xem thêm: Điều khoản cấu thành và chế tài tội sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Phân loại tội phạm công nghệ cao
Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính như:
- Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử…
Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội như:
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Tội cố ý gây nhiễu có hại…
Cơ sở pháp lý: Điều 285, Điều 286, Điều 287, Điều 288, Điều 289, Điều 290, Điều 291, Điều 293, Điều 294 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
>>> Xem thêm: Hacker tấn công vào các website thì có phạm tội hay không?
Mức xử phạt một số tội phạm công nghệ
Mỗi tội phạm công nghệ cao sẽ có dấu hiệu cấu thành tội phạm cũng như mức xử phạt khác nhau. Dưới đây là một số tội phạm công nghệ cao phổ biến và mức xử phạt hiện nay:
Mức xử phạt về tội phạm sử dụng công nghệ cao
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi:
- Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
- Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo trong thương mại, thanh toán điện tử, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, mức phạt thấp nhất áp dụng với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Mức phạt cao nhất là từ 12 – 20 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Sử dụng quyền quản trị của người khác;
- Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển;
- Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;
- Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.
Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm, khung hình phạt cao nhất là 07 – 12 năm.
Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản
- Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Cơ sở pháp lý: Điều 289, Điều 290, Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
>>> Xem thêm: Mức hình phạt tội đồng phạm đánh bạc công nghệ cao
Luật sư tư vấn tội phạm sử dụng công nghệ
- Tư vấn luật hình sự cho bị can ;
- Tư vấn các mức phạt mà người sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi
- Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất cho bị can về việc tham gia sử dụng công nghệ cao
- Tư vấn về việc tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Tư vấn, tham gia bào chữa cho người phạm tội sử dụng công nghệ cao;
- Tư vấn về việc sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra công an tại viện kiểm sát, tòa án nhân dân để nghiên cứu phương án bảo vệ bị can sử dụng công nghệ cao;
- Tư vấn làm đơn yêu cầu phản tố tới tòa án nhân dân để bảo vệ tốt nhất cho bị can.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về tội sử dụng công nghệ cao. Mọi liên hệ xin vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư hình sự gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý khách hàng. Xin cảm ơn
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.