Tố cáo người mượn sổ đỏ tự ý sang tên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về tài sản. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết được cách thức tố cáo hành vi này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Quy định pháp luật về sang tên sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp đối với người sử dụng đất.
Sang tên sổ đỏ hay còn gọi là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất. Theo quy định của pháp luật, việc chuyển quyền sử dụng đất chỉ được coi là hợp pháp khi việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và giao dịch này phải được lập thành văn bản.
Việc sang tên sổ đỏ phải được chính người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện.
Điểm quan trọng để xác định giao dịch có giá trị hợp pháp khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công chứng tại Văn phòng công chứng theo quy định tại (khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
Hậu quả pháp lý của việc sang tên sổ đỏ trái luật
Sổ đỏ bị sang tên từ người giả mạo sẽ không có giá trị pháp lý và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
Hành vi tự ý sang tên sổ đỏ của người khác là hành vi trái pháp luật. Hậu quả nghiêm trọng của hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Hành vi mượn sổ đỏ và tự ý sang tên thành của mình là hành vi lừa đảo, lợi dụng lòng tin của chủ sở hữu đất hợp pháp để chiếm đoạt giá trị tài sản (sổ đỏ). Hình thức lừa đảo ở đây được thực hiện thông qua hợp đồng (mượn).
Cấu thành hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Về mặt chủ thể: người thực hiện hành vi tự ý sang tên sổ đỏ của người khác là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại (Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Về mặt khách thể: người thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản (sổ đỏ) của chủ sở hữu hợp pháp.
Về mặt khách quan: người thực hiện hành vi có được sổ đỏ của người khác hợp pháp bằng hình thức mượn. Việc mượn sổ đỏ không trái luật nhưng sử dụng sổ đỏ để chuyển nhượng cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là dấu hiệu của hành vi khi lợi dụng lòng tin của người khác thực hiện cho mục đích xấu xa.
Về mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý và mục đích
- Lỗi cố ý ở đây được xác định là người thực hiện hành vi phải biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, gây hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong muốn/không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
- Mục đích của hành vi là chiếm đoạt sổ đỏ của chủ sở hữu hợp pháp để thực hiện giao dịch mua bán đất bất chính. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Từ những phân tích nêu trên thì hành vi tự ý sang tên sổ đỏ của người khác đã có đủ dấu hiệu cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Tố cáo hành vi mượn sổ đỏ tự ý sang tên

Người bị xâm phạm về quyền và lợi ích về đất có thể tố cáo hành vi của người đã tự ý sang tên sổ đỏ của mình theo quy định pháp luật.
Nội dung đơn tố cáo
- Ngày, tháng, năm làm đơn tố cáo
- Tên đơn tố cáo (Đơn tố cáo v/v Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
- Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (cơ quan điều tra cấp huyện)
- Tên, địa chỉ cư trú của người tố cáo
- Tên, địa chỉ cư trú của người bị tố cáo
- Trình bày nội dung tố cáo (nêu rõ lý do, hành vi chứng minh người bị tố cáo xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình,…)
- Yêu cầu giải quyết
- Ký tên ghi rõ họ tên người tố cáo
- Bằng chứng kèm theo để cơ quan công an xác minh, điều tra (giấy mượn sổ đỏ, …)
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ (khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKNDTC) thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:
- Cơ quan điều tra
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Viện kiểm sát các cấp
- Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Đồng thời theo (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015) quy định về việc phân cấp thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền giải quyết hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người tố cáo.
Thủ tục giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố
- Không khởi tố vụ án hình sự
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng theo quy định tại (khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).
Để thuận lợi cho quá trình điều tra và đơn tố cáo sớm được giải quyết, người tố cáo cần cung cấp các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến hành vi của người bị tố cáo, nhằm phục vụ tốt công tác điều tra của cơ quan điều tra.
Nội dung bài viết trên là hướng dẫn về thủ tục tố cáo đối với hành vi mượn sổ đỏ của người khác và tự ý sang tên sổ đỏ thành của mình.
Nếu quý bạn đọc cần sự trợ giúp của luật sư về thủ tục pháp lý trong việc soạn thảo đơn tố cáo hay tìm hướng giải quyết hành vi bị người khác sang tên sổ đỏ trái luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn tranh chấp đất đai. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2009.gd tôi có cho ông bà Nguyễn Văn a mượn sổ đỏ ông a trình bày mượn để tách sổ đỏ vì đất ông a năm trong thửa đất gd tôi loi dụng gd tôi ko biết nên ông a đã lam thủ tục chuyển nhượng thửa đất gd tôi sang tên ông bà Nguyễn Văn a . vậy gd tôi có kiện ông bà Nguyễn Văn a đc ko .chán thành cảm ơn
Kính chào bạn Huỳnh,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Đối với trường hợp này, bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu, hủy giấy chứng nhận được cấp cho ông A theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.
Luật sư cho tôi hỏi. Lúc cha tôi còn sống có cho ông bạn mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông ta đem cầm cho người ta .tới ngày hôm nay người ta tự ý sang tên rồi đem bán cho người khác như vậy tôi làm sao lấy giấy tờ lại nhờ luật sư giúp cho.
Chào bạn,
Trường hợp này, bạn có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, và bạn của cha bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự một trong hai tội danh sau:
Theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Theo quy định tại Điều 175 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Ngoài ra bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, cụ thể là giao dịch vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được
Chúng tôi kiển nghị bạn nên đến trực tiếp văn phòng gặp luật sư để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
Trân trọng!
Cha mình có cho một người bạn mượn 2 sổ hồng nền nhà để vay vốn làm ăn.nhưng ng đó dùng thủ đoạn để lừa cha mình ký vào giây sang tên. ký tại nhà ng đó tronguc co ruu trong người. bây giờ giây tờ đã dc chuyển vào ủy ban và sang tên thành công. sư viêc xây ra hôi tháng 3 năm 2022 . vay cho minh hỏi co thể tố cáo cho công an là lưa đảo chiếm đoạt không ạk. và tô cáo ở đâu ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.