Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và những căn cứ pháp lý liên quan giúp tối ưu quản lý tài chính và lợi ích thuế cho công ty. Hiểu rõ các quy định về doanh thu chịu thuế, chi phí được trừ, các mức thuế suất, ưu đãi thuế giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý. Bài viết dưới đây của Long Phan PMT sẽ cung cấp thông tin chi tiết về loại thuế này.
Mục Lục
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Công thức tính thuế TNDN giúp xác định số thuế phải nộp dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất)
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Cá khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển).
Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp phổ biến là 20%. Trừ một số ngành nghề đặc biệt như khai khoáng, mức thuế suất 32% – 50%; ngành nghề ưu đãi đầu tư múc thuế suất 10%.
Công thức này được quy định cụ thể tại Chương 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (Luật Thuế TNDN).
>> Xem thêm: Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Có hai phương pháp phổ biến để tính thuế TNDN theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế TNDN là:
- Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng (=) thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất.
- Phương pháp tính thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh thu chịu thuế
Doanh thu theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế TNDN là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Các chi phí được trừ khi tính thuế TNDN được quy định tại Điều 9 Luật Thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung 2013). Theo đó:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi này không được rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật này như: Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính; Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;…
Luật sư tư vấn các thủ tục về thuế thu nhập doanh nghiệp
Long Phan PMT hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục về thuế TNDN. Dịch vụ của Chúng tôi bao gồm:
- Hướng dẫn doanh nghiệp cách xác định thu nhập chịu thuế.
- Tư vấn các khoản chi phí được trừ hợp lệ.
- Tư vấn, hướng dẫn điều chỉnh bổ sung các nội dung liên quan đến thuế của công ty.
- Hướng dẫn, tư vấn giải trình thuế đối với các trường hợp bị phạt hành chính.
>> Xem thêm: Doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Long Phan PMT đã hỗ trợ và hướng dẫn Quý Khách hàng cách xác định, tính thuế thu nhập. Hy vọng rằng những thông tin này bổ ích và tiện lợi cho khách hàng. Để biết thêm chi tiết và được tư vấn chuyên sâu, Quý khách hàng có thể hãy liên hệ qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.