Thủ tục sáp nhập hai công ty lại với nhau như thế nào?

Sáp nhập hai công ty lại với nhau là hướng đi mới dành cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Sáp nhập công ty là thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau.

Thu tuc sap nhap hai cong ty lai voi nhau
Phương thức thực hiện sáp nhập hai công ty

>> Xem thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp

Sáp nhập công ty là gì?

Theo quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020, Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Lệ phí thực hiện thủ tục sáp nhập

Căn cứ biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư số 47/2019/TT-BTC lệ phí thực hiện như sau: Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) tính 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập

Thành phần hồ sơ

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cổ phần có quyền biểu quyết đối với công ty cổ phần của công ty bị sáp nhập.
  • (Cơ sở: khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Thủ tục thực hiện sáp nhập

Thu tuc sap nhap cong ty TNHH MTV duoc quy dinh the nao?
Các bên thỏa thuận sáp nhập hai doanh nghiệp với nhau
  1. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  2. Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông liên quan thực hiện các thủ tục sau: Thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập; Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  3. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
  4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  5. Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Thu tuc sap nhap cong ty TNHH hai thanh vien tro len co giong doi voi cong ty TNHH MTV
Sáp nhập trong doanh nghiệp hiện nay

Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn pháp luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.2 (13 votes)

Luật sư: Luật Sư Võ Tấn Lộc

Luật sư Võ Tấn Lộc- thành viên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là luật sư thành viên tại công ty Luật Long Phan PMT. Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và các dịch vu pháp lý khác, đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng và thành công bảo vệ quyền lợi khách hàng trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ . Luôn lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

2 thoughts on “Thủ tục sáp nhập hai công ty lại với nhau như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87