Thủ tục góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn bằng nhà ở sở hữu chung

Góp vốn vào trong trong công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay có thể được thực hiện bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ và các tài sản hợp pháp khác định giá được bằng tiền. Nhà ở thuộc sở hữu chung là một đối tượng được các nhà đầu tư lựa chọn góp vốn thay thế cho tiền. Thủ tục góp vốn vào công ty bằng nhà ở sở hữu chung được thực hiện ra sao? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Thủ tục góp vốn vào công ty TNHH bằng nhà ở sở hữu chung

Thủ tục góp vốn vào công ty TNHH bằng nhà ở sở hữu chung

>> Xem thêm: Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần

Điều kiện để được góp vốn bằng nhà ở sở hữu chung

Theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, bên cạnh tiền, ngoại tệ, vàng thì nhà ở có thể định giá được bằng đồng Việt Nam cũng có thể dùng để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nhà ở thuộc sở hữu chung được hiểu là nhà ở thuộc sở hữu của nhiều người, và thông tin của các chủ sở hữu cùng được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nhà dùng góp vốn vào công ty TNHH

Theo Điều 188 Luật nhà ở 2014, nhà dùng góp vốn vào công ty TNHH phải là nhà có sẵn, không phải nhà hình thành trong tương lai và đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
  • Không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu đối với trường hợp sở hữu nhà có thời hạn;
  • Không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở.
  • Nếu góp vốn bằng nhà thuộc sở hữu chung cần có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn hoặc có văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
  • Nếu góp vốn bằng nhà ở cho thuê, cần thông báo cho bên thuê biết và họ vẫn tiếp tục được thuê nhà cho đến hết hạn hợp đồng hoặc có thoả thuận khác.

Nhà ở dùng để góp vốn là nhà ở sở hữu chung

Trong trường hợp nhà ở dùng để góp vốn là nhà ở sở hữu chung của vợ chồng. Nhà ở sở hữu chung của vợ chồng là hình thức sở hữu chung hợp nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 213 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ theo Điều 36 Luật hôn nhân gia đình 2014, trong trường hợp nhà ở dùng để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn là tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh thì cần có sự thỏa thuận bằng văn bản thỏa thuận của vợ chồng.

Khi này, vợ hoặc chồng muốn góp vốn có quyền tự mình thực hiện giao dịch góp vốn bằng nhà ở sở hữu chung vào công ty TNHH.

Trong trường hợp, nhà ở dùng để góp vốn là nhà ở sở hữu chung theo phần thì căn cứ khoản 1 Điều 218 Bộ luật dân sự thì người đồng sở hữu nhà ở chỉ được định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

Do vậy, muốn góp vốn bằng nhà ở sở hữu chung theo phần cần phải thỏa thuận mua lại phần sở hữu của các đồng sở hữu còn lại hoặc bán phần sở hữu của mình trong nhà ở sở hữu chung đó để dùng tiền góp vốn vào công ty TNHH.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp

Điều kiện để được góp vốn bằng nhà ở của vợ chồng

Điều kiện để được góp vốn bằng nhà ở của vợ chồng

>> Xem thêm: Tư Vấn Thủ Tục Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Bằng Mặt Bằng Kinh Doanh

Định giá nhà ở

Trường hợp góp vốn để thành lập công ty TNHH

Theo khoản 2 điều 36 luật doanh nghiệp 2020,  tài sản góp vốn là nhà ở khi thành lập công ty phải được các thành viên định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.

Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được 50% các thành viên chấp thuận.

Trường hợp nhà ở dùng góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của nhà ở góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Trường hợp góp vốn vào công ty TNHH đang hoạt động

Theo khoản 3 điều 36 luật doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là nhà ở trong quá trình hoạt động do Hội đồng thành viên và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Trường hợp nếu nhà ở dùng để góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, thành viên Hội đồng thành viên đối cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Chuẩn bị hồ sơ góp vốn bằng nhà ở

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh

  • Biên bản chứng nhận góp vốn.
  • Biên bản giao nhận tài sản.
  • Hợp đồng góp vốn.

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn có kinh doanh 

  • Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh.
  • Hợp đồng liên doanh liên kết.
  • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật).
  • Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
  • Hợp đồng góp vốn.

Chuyển quyền sở hữu nhà ở cho công ty

Chuyển quyền sở hữu nhà ở cho công ty

 Chuyển quyền sở hữu nhà ở cho công ty

>> Xem thêm: Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo khoản 1 Điều 35 luật doanh nghiệp 2020 thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Nhà ở là tài sản có đăng ký quyền sở hữu do vậy người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở cho công ty theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở cho công ty phải thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi có đất.

Hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng góp vốn;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
  • CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của các bên;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

Theo khoản 4 điều 35 luật doanh nghiệp, việc  góp vốn bằng nhà ở vào công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà ở góp vốn đã chuyển sang cho công ty.

Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư theo sự vụ

  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, soạn thảo văn bản, giám sát, theo dõi các trình tự, hoạt động kinh doanh của công ty, thủ tục xin giấy phép,…
  • Tư vấn các cơ chế được miễn giảm, chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quyền lợi tối đa.
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản liên quan đến cơ chế nội bộ như văn bản lưu hành trong công ty, điều lệ, văn bản hợp tác giữa các phòng ban,…
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản (công văn, đơn từ) trong quá trình giải quyết khiếu nại – khởi kiện các hành vi/ quyết định trái pháp luật, gây hại đến doanh nghiệp của các cơ quan chức năng
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản pháp lý (công văn, đơn từ) để giải quyết tranh chấp với đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
  • Tư vấn pháp lý, soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ cho các dự án mới của doanh nghiệp
  • Xây dựng cơ chế quản trị rủi ro và trực tiếp tham mưu cố vấn cho quản lý doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ luật sư thường xuyên

Về cơ bản, dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của Long Phan PMT sẽ có những nội dung sau đây:

  • Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp;
  • Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, cung cấp bộ hợp đồng mẫu;
  • Tư vấn, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục về Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản doanh nghiệp…;
  • Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
  • Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động;
  • Tư vấn các chính sách thuế, các thủ tục thuế cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá, Tư vấn về thủ tục hải quan, Tư vấn về thủ tục lưu thông hàng hóa trong nước;
  • Tư vấn và hòa giải các tranh chấp nội bộ trong Công ty, tranh chấp với khách hàng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Thủ tục góp vốn vào công ty TNHH bằng nhà ở sở hữu chung. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (61 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87