Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm

Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm là hoạt động của doanh nghiệp nhằm bảo hộ cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Để đăng ký, doanh nghiệp phải nắm rõ về quy trình nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ, mẫu tờ khai, lệ phí… Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục này và dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩm tại Luật Long Phan với chi phí hợp lý nhất.

Đăng ký thương hiệu sản phẩm

Đăng ký thương hiệu sản phẩm

Tại sao phải đăng ký thương hiệu sản phẩm?

  • Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu sản phẩm hàng hoá của chủ sở hữu với bên khác;
  • Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
  • Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu hàng hoá đã đăng ký;
  • Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
  • Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
  • Khi thương hiệu trở nên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;

Điều kiện đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ;
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu trên, cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Bản đồ khu vực địa lý;
  • Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).
  • Cơ sở pháp lý: Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2010/TT-BKHCN; Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN; Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN; Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN

Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn;
  • Bước 3: Công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Bước 4: Thẩm định nội dung đơn;
  • Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm

Chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm

Chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 75.000 VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 VNĐ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (gồm 6 sản phẩm/dịch vụ). Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (gồm 6 sản phẩm/dịch vụ). Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/sản phẩm, dịch vụ.
  • Cơ sở pháp lý: Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành theo Thông tư 263/2016/TT- BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC ; Điều 1 Thông tư số 120/2021/TT-BTC.

Lưu ý khi đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm

  • Cá nhân, tổ chức đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chưa có người đăng ký;
  • Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước;
  • Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và có thể nhận được hồ sơ do bên Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp thất lạc;
  • Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể gắn chữ “R” lên nhãn hiệu, bao bì hàng hóa để khách hàng, đối tác có thể nhận biết nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ;
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp có thời hạn sử dụng là 10 năm;
  • Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn;

Dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩm tại Luật Long Phan

  • Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký thương hiệu hàng hóa theo quy định pháp luật;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết và soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật;
  • Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;
  • Tư vấn và hướng dẫn sửa đổi mẫu thương hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng;
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký, thay mặt khách hàng nộp và theo dõi đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Giúp khách hàng soạn thảo công văn khiếu nại trong trường hợp nhận được quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và bàn giao cho khách hàng.

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký thương hiệu sản phẩm

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký thương hiệu sản phẩm

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký thương hiệu sản phẩm

Đăng ký thương hiệu sản phẩm ở đâu?

  • Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 3858 3069.
  • Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485.
  • Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0236.3889955.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm?

Thời gian để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 13 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thực tế thời gian này thường kéo dài từ 18 – 24 tháng. Vì số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ nhiều và tình trạng đơn đăng ký bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ có sai sót.

Thương hiệu sản phẩm được bảo hộ trong bao lâu?

  • Thương hiệu sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

Tra cứu thương hiệu sản phẩm để làm gì?

Tra cứu thương hiệu để xem thương hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự không. Nếu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn thì có hướng chỉnh sửa để tránh hồ sơ bị trả lại và tốn thời gian, chi phí.

Như vậy, để đăng ký thương hiệu sản phẩm thì phải trải qua một quy trình thẩm định khá phức tạp và phải nắm rõ quy định pháp luật. Do đó, để tránh tốn thời gian và công sức, Quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ luật sư để thủ tục đăng ký thương hiệu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bằng cách liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ tại Công ty Luật Long Phan tư vấn chi tiết.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87