Thời gian tại ngoại có được tính vào thời gian thi hành án không?

Thời gian tại ngoại có được tính vào thời gian thi hành án không? vì đây là trường hợp bị cáo không bị áp dụng biện pháp tạm giam trong thời gian chờ giải quyết vụ án hình sự. Trong thi khi đó, thời gian tạm giam được tính vào thời gian thi hành án sau này của bị can, bị cáo. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và thông tín đến các bạn về các quy định có liên quan.

Thời gian thi hành án có tinh thời gian tại ngoại

Thời gian thi hành án có tinh thời gian tại ngoại

Tại ngoại là gì?

Tại ngoại được hiểu là tình trạng bị can, bị cáo không bị áp dụng biện pháp tạm giam trong thời gian chờ giải quyết vụ án hình sự.

Việc tại ngoại được căn cứ, xem xét theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân của người phạm tội để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra quyết định bị can hay bị cáo có được tại ngoại hay không.

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là hoạt động thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt tử hình, hình phạt tù, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, các hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trục xuất, phạt tiền, tịch thu tài sản.

Thực hiện những bản án hình sự và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thời gian được tại ngoại là bao lâu?

Trường hợp bị cáo có bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm: Bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Khi này, Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị cáo, từ đó sẽ quyết định cho bị cáo được tại ngoại.

Khi đó thời gian tại ngoại phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Thời hạn bảo lĩnh được quy định tại khoản 5 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
  • Thời hạn đặt tiền để đảm bảo được quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
  • Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
  • Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại khoản 3 Điều 124 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.Thời gian tại ngoại bao lâu

Thời gian tại ngoại bao lâu.

Thời gian tại ngoại có được tính vào thời gian thi hành án không?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian bị tạm giữ, tạm giam sẽ được được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù, còn thời gian tại ngoại thì không được tính. Bên cạnh đó thì Bộ luật cũng quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Điều kiện để bảo lĩnh tại ngoại

Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, cụ thể về người đứng ra nhận bảo lĩnh như sau:

Đối với bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức: Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện bảo lĩnh đối với người là thành viên của cơ quan, tổ chức mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đồng thời có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.

Đối với bên nhận bảo lĩnh là cá nhân: cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân thích của mình, và trong trường hợp này yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lĩnh, về điều kiện cụ thể như sau:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Nhân thân tốt, trước đây chưa từng phạm tội bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
  • Có công việc, thu nhập ổn định.
  • Có điều kiện để quản lý người được bảo lĩnh, có chỗ ở ổn định, nơi cư trú rõ ràng…

>>>Xem thêm: Bảo lĩnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào

Điều kiện bảo lãnh tại ngoại

Điều kiện bảo lĩnh tại ngoại

>>> Xem thêm: Điều kiện bảo lĩnh cho người bị tạm giam.

Trong thời gian tại ngoại chờ thi hành án cần lưu ý gì?

Căn cứ Khoản 3 Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người được tại ngoại cần lưu ý về nghĩa vụ của mình trong thời gian tại ngoại:

  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

>>>Xem thêm: Tại ngoại trong quá trình điều tra có được tự do đi lại không

Tư vấn các quy định về tại ngoại cho bị can, bị cáo

Chúng tôi cung cấp đến các bạn dịch vụ tư vấn các quy định về tại ngoại như sau:

  • Tư vấn các trường hợp được tại ngoại
  • Tư vấn điều kiện để được tại ngoại
  • Tư vấn các trường hợp bị can, bị cáo không được tại ngoại
  • Tư vấn các cách thức tại ngoại phù hợp: bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cư trú
  • Tư vấn thời gian được tại ngoại
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục xin tại ngoại cho người bị tạm giam, tạm giữ
  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin tại ngoại
  • Tư vấn  nghĩa vụ trong thời gian tại ngoại
  • Đại diện thực hiện thủ tục tại ngoài, làm việc với cơ quan có thẩm quyền
  • Tư vấn và thực hiện các công việc khác có liên quan

Không giống như tạm giam, thời giam tạm giam được tính vào thời hạn thi hành án. Còn đối với thời hạn tại ngoại thì không được tính vào thời hạn thi hành án. Trên đây là bài viết tư vấn về thời gian tại ngoại có được tính vào thời gian thi hành án không. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu Thuê luật sư bảo lĩnh người nhà bị tạm giữ hình sự thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư hình sự hướng dẫn và hỗ trợ.

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Thời gian tại ngoại có được tính vào thời gian thi hành án không?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87