Các đương sự có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong các vụ án dân sự khi không thể tự hòa giải được với nhau. Việc tìm hiểu quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết và nguyên tắc lựa chọn Tòa án phù hợp với vụ việc sẽ giúp cho quá trình vụ án được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp những thông tin và kiến thức pháp lý liên quan, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Thỏa thuận lựa chọn Tòa án
Mục Lục
Tranh chấp dân sự là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. Các loại tranh chấp dân sự hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án
Xuất phát từ những đặc điểm về tổ chức hệ thống Tòa án ở Việt Nam mà thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác biệt. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án gồm 3 loại là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án các cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy có thể nói, thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền của Tòa án được xem xét, thụ lý, giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của tòa án là phạm vi các tranh chấp dân sự mà Tòa án có quyền xem xét, thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Việc xác định đúng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo loại việc của tòa án là cơ sở để đương sự thực hiện quyền khởi kiện yêu để yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền theo loại việc một cách hợp lý, khoa học, tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân, giữa các tòa án với nhau, đặc biệt là các tranh chấp đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án
Nguyên tắc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự
Có thể tự thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết không?
Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”
Theo đó, quyền tự định đoạt của các đương sự đã được pháp luật đề cao, tôn trọng, theo đó nếu bị đơn đồng ý với nguyên đơn về việc giải quyết vụ án tại Tòa án nguyên đơn cư trú làm việc thì Tòa án đó không được từ chối thụ lý. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp các đương sự thỏa thuận đều được chấp nhận, đặc biệt đối với tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì các bên không được thỏa thuận mà vẫn là Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
Trường hợp thỏa thuận lựa chọn tòa án theo nguyên đơn, người yêu cầu
Trong một số trường hợp việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ gặp khó khăn ví dụ trong vụ án có nhiều bị đơn mà nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở một nơi khác nhau, hoặc trong một vụ tranh chấp bất động sản, các bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, hoặc nếu để Tòa án có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết sẽ không thuận lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu, trong một số trường hợp lợi ích của nguyên đơn, người yêu cầu phải được chú ý bảo vệ…Vì thế, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định trong một số trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc.
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;
b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;
c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.”
Luật sư tư vấn lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp
- Tư vấn tranh chấp dân sự
- Tư vấn tố tụng dân sự
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn tranh chấp đất đai
- Tư vấn tranh chấp hôn nhân gia đình
>>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự
Như vậy có thể thấy các đương sự có quyền thỏa thuận chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp dân sự. Để có thể được tư vấn kỹ hơn trong từng trường hợp cụ thể quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Luật Long Phan hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi chuyên về lĩnh vực hợp đồng dân sự.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.