Thẩm quyền định giá tài sản trong tố tụng hình sự thuộc về các cơ quan được quy định theo pháp luật tố tụng hình sự. Việc định giá tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chất của từng hành vi phạm tội cụ thể cũng như xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để hiểu rõ hơn vấn đề xoay quanh định giá tài sản trong tố tụng hình sự như thẩm quyền định giá, thành lập hội đồng định giá,…thì Luật Long Phan xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Thẩm quyền định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Mục Lục
Quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Định giá tài sản trong tố tụng hình sự được quy định từ Điều 215 đến Điều 222 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể trong quá trình tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền ra văn bản yêu cầu định giá tài sản nếu xét thấy cần xác định giá trị tài sản có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự như quyết định hình phạt, định khung hình phạt, định tội, xác định tội phạm,…Kết luận định giá tài sản được xem là một trong những nguồn chứng cứ phải có trong quá trình giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tài sản bị thiệt hại
Căn cứ định giá tài sản
Căn cứ định giá tài sản trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 07/03/2018 của Chính phủ. Theo đó, định giá tài sản được chia ra hai hình thức tài sản sau:
Đối với tài sản là hàng cấm:
- Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
- Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
- Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
- Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
- Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
Đối với tài sản không phải là hàng cấm thì căn cứ trên ít nhất một trong các căn cứ gồm:
- Giá thị trường của tài sản;
- Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);
- Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
Phương pháp định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Phương pháp định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Căn cứ vào loại tài sản; thông tin và đặc điểm của tài sản; tình hình khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Hội đồng định giá thực hiện định giá tài sản theo tiêu chuẩn về thẩm định giá, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ và các tiêu chuẩn, phương pháp định giá quy định tại pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản cần định giá.
Đối với một số trường hợp cụ thể, việc định giá tài sản được Hội đồng định giá tiến hành như sau:
- Tài sản chưa qua sử dụng: xác định theo giá của tài sản giống hệt còn mới hoặc tài sản tương tự còn mới (nếu không có tài sản giống hệt);
- Tài sản đã qua sử dụng: xác định trên cơ sở xác định giá trị thực tế của tài sản;
- Tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: Trường hợp tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ thì được xác định giá trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ;
- Tài sản bị mất, thất lạc; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ và không có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: xác định theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá;
- Tài sản là hàng giả: xác định theo giá của hàng thật hoặc giá của tài sản tương tự theo quy định của Bộ luật Hình sự;
- Tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường; tài sản là kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, kiến trúc, lịch sử: Hội đồng định giá xác định giá tài sản dựa trên kết quả giám định, ý kiến đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và chuyên gia về lĩnh vực này hoặc giá trị ghi trong hồ sơ, tài liệu của tài sản.
Cơ sở pháp lý tại Điều 17 Nghị định 30/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 07/03/2018
Thẩm quyền định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành, bao gồm:
Hội đồng định giá thường xuyên:
- Hội đồng định giá thường xuyên cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Hội đồng định giá thường xuyên cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
Hội đồng định giá theo vụ việc:
- Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
- Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau theo Điều 21, 22 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hội đồng định giá tài sản
Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
Cơ sở pháp lý Điều 6, 7 Nghị định 30/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 07/03/2018.
Thời hạn định giá tài sản
Thời hạn định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản sẽ theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.
>>> Xem thêm: Thời hạn kết luận định giá tài sản trong Tố tụng Hình sự
Tư vấn thẩm quyền định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Luật sư tư vấn thẩm quyền định giá tài sản
- Tư vấn quy định pháp luật trong quá trình giám định tài sản trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn thực hiện các thủ tục, quy trình định giá tài sản.
- Luật sư đại diện trực tiếp tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của thân chủ trong các vụ án dân sự.
- Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng.
- Tham gia vào quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại, đưa ra hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng.
Bài viết đã khái quát các nội dung như quy định định giá, căn cứ, thẩm quyền, phương pháp cũng như thời hạn định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc có nhu cầu cần tư vấn luật hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 63.63.87. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật của quý bạn đọc.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.