Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang diễn ra ngày càng phổ biến khi các thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh mở rộng ra quốc tế. Vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế đã trở nên quen thuộc hơn rất nhiều, khi hoàn thiện một mẫu hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng ngoại thương…cần những lưu ý đặc biệt. Vì vậy, Luật Long Phan sẽ hướng dẫn, tư vấn cho các độc giả qua bài viết dưới đây.

Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đúng chuẩn

Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đúng chuẩn

Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo luật thương mại

Khái niệm

Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

Tính quốc tế hay yếu tố nước ngoài trong quan hệ này được xác định theo yếu tố quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở của các bên tham gia, theo quy định của khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, đó là mối quan hệ có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, so với quốc tịch của cá nhân, pháp nhân kia. Tức là các bên tham gia đến từ hai quốc gia khác nhau.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một thỏa thuận giữa các bên ở các quốc gia khác nhau, trong đó bên bán bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

Hình thức hợp đồng

Pháp luật Việt Nam quy định hình thức bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: Bản fax; Điện tín, điện toán; Tài liệu mềm (như email…).

Bên cạnh đó, hoạt động mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng cách gián tiếp thông qua hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng. Hầu hết các thương nhân sử dụng phương thức này để tìm kiếm đối tác mới. Đây cũng là phương thức phổ biến nhất trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế mới nhất

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần đảm bảo các điều khoản cơ bản sau:

  • Thông tin các bên: Do các bên đều là thương nhân và đều đến từ các quốc gia khác nhau nên việc cung cấp chính xác thông tin của các bên là vô cùng quan trọng. Đây cũng là điều khoản để xác định chủ thể của hợp đồng;
  • Đối tượng của hợp đồng: Các bên ghi nhận cụ thể loại hàng hóa; Thông tin chi tiết, chất lượng, số lượng hàng hóa;
  • Định nghĩa, giải thích những thuật ngữ trong hợp đồng;
  • Giá và phương thức thanh toán: Các bên thống nhất đồng tiền thanh toán, thông thường là USD. Phương thức thanh toán có thể là trực tiếp, chuyển khoản, L/C, D/A hoặc D/P…
  • Giao hàng: Các bên thỏa thuận bên giao hàng hoặc thuê bên thứ ba giao hàng; Phương thức giao hàng: Đường thủy, đường bộ hoặc đường hàng không; Chi phí giao hàng do bên nào chi trả; Các bên cũng có thể lựa chọn giao hàng theo một số tập quán quốc tế thông dụng trong INCOTERMS: FOB; CIF; DAP; DAT;…
  • Kho bãi: Ghi nhận cụ thể địa điểm kho để hàng (nếu có); Chi phí kho do bên nào chi trả;
  • Địa điểm và thời gian giao, nhận hàng: hai bên thỏa thuận cụ thể địa điểm nhận hàng, thời gian giao hàng và nhận hàng, cách thức và phương tiện giao hàng và nhận hàng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Đây là nội dung quan trọng nên các bên cần thỏa thuận chặt chẽ;
  • Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng: Các bên nên thỏa thuận điều khoản này để đảm bảo quyền lợi của mình chắc chắn hơn. Lưu ý mức phạt vi phạm không quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
  • Quyền và các trường hợp đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng;
  • Điều khoản về sự kiện bất khả kháng;
  • Chuyển rủi ro;
  • Luật áp dụng: bao gồm luật áp dụng để thực hiện hợp đồng và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
  • Cơ quan và phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Thời điểm hợp đồng có hiệu lực;
  • Phụ lục của hợp đồng (nếu cấu thiết): Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giảm thiểu rủi ro

Khi tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần phải chú ý đến các nội dung sau đây:

Các thông tin cơ bản của các bên như tên, số chứng minh thư, địa chỉ của các nhân hoặc thông tin đối với tổ chức/doanh nghiệp cần ghi đầy đủ, chính xác để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp của giao dịch.

Điều khoản về hàng hóa

  • Tên hàng hóa: nên ghi cụ thể, tránh gây nhầm lẫn;
  • Số lượng hàng hóa: có thể được tính theo kiện, theo cách mà hai bên đã thống nhất trước với nhau để tránh sự thiếu sót;
  • Trọng lượng của hàng hóa: đây là vấn đề thiết yếu bởi nó cũng góp phần trong quá trình thanh toán, nên được kê khai một cách chính xác, ghi rõ về trọng lượng và số đơn vị tính và cuối cùng là tổng của số hàng;
  • Chất lượng hàng hóa: đúng với những gì đã miêu tả.

Điều khoản về thời gian và địa điểm giao hàng: Hai bên chủ thể thỏa thuận rõ với nhau về thời gian, địa điểm giao và nhận. Ghi rõ thông tin về địa chỉ giao, nhận đối với từng lần giao dịch, các bên có thể sử dụng INCOTERMS 2010 và chọn một điều khoản phù hợp nhất để làm căn cứ. Lợi ích khi sử dụng INCOTERMS 2010 bởi trong đó đã nêu rõ ràng cụ thể những quy định về nghĩa vụ của cả người mua và bán trong giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Điều khoản kiểm tra hàng hóa

  • Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tùy tình huống cụ thể.
  • Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, khoản 3 Điều 38 Công ước viên 1980

Điều khoản giá cả hàng hóa

  • Giá cả phải được xác định rõ ràng trong hợp đồng.
  • Tuy nhiên ở trong mua bán hàng hóa quốc tế thì việc xác định giá cả lại phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm giao hàng.

Cơ sở pháp lý: Điều 56 Công ước viên 1980

Điều khoản về phương thức thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.

Điều khoản về hủy bỏ hợp đồng: Các điều khoản hủy bỏ thường quy định rõ về các trường hợp cụ thể mà có thể dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng, chẳng hạn như giao hàng thừa/thiếu, giao hàng không đúng chủng loại, không đồng bộ với quy định, hay bất kỳ vi phạm nào khác liên quan đến chất lượng hoặc điều kiện hàng hóa. Điều này giúp làm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong tình huống cụ thể.

Điều khoản về phí vận chuyển và các chi phí liên quan là một phần quan trọng của các thỏa thuận giao dịch giữa người mua và người bán.

  • Chi phí vận chuyển cơ bản: Xác định rõ ai sẽ chịu trách nhiệm và chi phí cho việc vận chuyển cơ bản của hàng hóa từ người bán đến địa chỉ nhận hàng của người mua. Có thể là người mua, người bán hoặc chia sẻ giữa hai bên.
  • Phí phát sinh: Đặt ra rõ các trường hợp mà có thể phát sinh chi phí bổ sung trong quá trình giao hàng, chẳng hạn như sự cố giao hàng, yêu cầu đặc biệt từ phía người mua, hoặc thay đổi địa chỉ giao hàng.
  • Chi phí bảo hiểm: Nếu có, quy định rõ liệu chi phí bảo hiểm sẽ do ai chịu trách nhiệm. Trong một số trường hợp, người bán có thể chịu trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Phí nhập khẩu và thuế: Nếu giao hàng liên quan đến quốc tế, cần xác định rõ ai sẽ chịu trách nhiệm và chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu và thuế.

Phương thức thanh toán chi phí: Xác định cách thức thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan. Thông thường, có thể sử dụng các phương thức thanh toán như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hay các phương thức thanh toán trực tuyến khác.

Xác định thời hạn thanh toán: Quy định thời hạn mà người mua cần thanh toán chi phí vận chuyển. Điều này giúp tránh những hiểu lầm và gian lận trong quá trình thanh toán.

Các điều kiện đặc biệt: Nếu có các điều kiện đặc biệt liên quan đến vận chuyển, chẳng hạn như thời gian giao hàng cụ thể, yêu cầu đóng gói đặc biệt, cần phải được thảo luận và xác nhận bằng văn bản. Những điều khoản này nên được đặt ra một cách rõ ràng và minh bạch trong hợp đồng hoặc thỏa thuận giao dịch để tránh hiểu lầm và tranh chấp sau này. Điều quan trọng là cả hai bên đều nên đồng thuận và hiểu rõ về các điều khoản này trước khi tiến hành giao dịch.

>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán quốc tế

Lý do cần sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Những lợi ích mà doanh nghiệp có được với sự tham gia tư vấn của luật sư trong việc soạn thảo tư vấn hợp đồng thương mại quốc tế:

  • Xây dựng được một hợp đồng chuyên nghiệp về nội dung và hình thức;
  • Dự đoán được những rủi ro sẽ xảy ra để có thể điều chỉnh các điều khoản hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa những rủi ro, bất lợi khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra;
  • Luật sư cùng khách hàng tham gia đàm phán từng điều khoản của hợp đồng như điều khoản giải quyết tranh chấp, thời hạn, thanh toán và các điều khoản quan trọng khác.
  • Khi khách hàng đã có dự thảo hợp đồng do đối tác gửi, luật sư sẽ tư vấn, hiệu chỉnh cho phù hợp với pháp luật và đặc biệt là bảo đảm quyền lợi khách hàng;
  • Phân tích và đưa ra ý kiến pháp lý nhằm hạn chế rủi ro pháp lý cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch.
  • Khách hàng sẽ giảm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả công việc khi thuê luật sư ngoài, đặc biệt là các giao dịch phức tạp;
  • Khi có luật sư tư vấn cho doanh nghiệp sẽ gây ấn tượng tốt đối với khách hàng, đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Thể hiện sự chuyên nghiệp khi đưa ra quyết định chính xác, nhanh chóng và là người đứng ra bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp khi thương lượng, hòa giải hoặc giải quyết tại Tòa án và trọng tài (nếu có tranh chấp phát sinh)
  • Nghiên cứu thu thập thông tin của khách hàng từ đó dễ dàng hơn trong việc giải quyết giao dịch;
  • Việc sử dụng luật sư để xây dựng và kiểm soát hợp đồng là điều quan trọng. Kinh nghiệm thực tiễn của mỗi luật sư sẽ là thước đo chuẩn mực cho hoạt động tư vấn hợp đồng kinh tế và tư vấn soạn thảo hợp đồng.

Luật Long Phan có khả năng và kinh nghiệm để cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại cho khách hàng, doanh nghiệp một cách hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp luật có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức chuyên sâu, đảm bảo năng lực giải quyết triệt để các vướng mắc của doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng uy tín

Phạm vi công việc

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Long Phan cam kết đem đến chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Luật sư sẽ thực hiện những công việc sau trong phạm vi dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

  • Tư vấn luật liên quan tới lĩnh vực hợp đồng đề cập.
  • Xây dựng các điều khoản cần phải có trong hợp đồng; Bảo đảm các điều khoản được soạn thảo một cách chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và có lợi nhất cho khách hàng.
  • Tiếp nhận thông tin bổ sung từ khách hàng (hoặc đối tác của khách hàng)
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Tư vấn pháp luật tố tụng, đại diện tham gia thương lượng, đàm phán, đại diện giải quyết tranh chấp tại cơ quan tòa án, trọng tài.
  • Biên dịch, phiên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh nội dung, đàm phán, thương thảo, soạn thảo hợp đồng kinh doanh và thương mại liên quan tới hoạt động kinh tế và đầu tư.
  • Tư vấn chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Tư vấn hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng
  • Tư vấn việc áp dụng các tập quán thương mại quốc tế, phân tích các án lệ liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế;
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Với đội ngũ luật sư được đào tạo chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề về soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, đàm phán, ký kết và thực thi các hợp đồng trong các giao dịch trong và ngoài nước.

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế

Chi phí

Phí dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng được xác định dựa vào các tiêu chí sau:

  • Yêu cầu về đối tượng: hàng hóa đơn giản hay phức tạp,….
  • Yêu cầu về hình thức: bằng tiếng anh, tiếng việt, song ngữ, …..
  • Yêu cầu về tính chất: phức tạp, đơn giản,..
  • Mức độ quan trọng của hợp đồng: giá trị hợp đồng, tầm ảnh hưởng của hợp đồng đối với các bên giao dịch,….

Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến việc soạn thảo hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.

Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Để tránh rủi ro xảy ra, các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phải xác lập hợp đồng mua bán. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về hợp đồng thương mại, Luật Long Phan cam kết tư vấn cho quý khách hàng về cách thức soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đúng pháp luật và thực tiễn của hoạt động mua bán. Hãy liên hệ ngay luật sư tư vấn hợp đồng qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ chi tiết.

Scores: 4.7 (42 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8