Nhờ luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?

Nhờ luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông như thế nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi cần luật sư hỗ trợ việc nắm rõ các quy định pháp luật về trách nhiệm, lỗi của các bên, nguyên tắc, mức độ bồi thường khi gây tai nạn,… Tai nạn giao thông vốn là điều không ai mong muốn, tuy nhiên khi rơi vào trường hợp này, kể cả bên gây tai nạn hay bên bị tại nạn cũng cần có sự tư vấn của luật sư để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Bài viết viết dưới đây, chúng tôi thông tin đến các bạn cách giải quyết tai nạn giao thông.

Nhờ luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?
Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Giám Định Tai Nạn Lao Động

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng…
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

>>> Xem thêm:Trách Nhiệm Dân Sự Và Hình Sự Khi Gây Tai Nạn Giao Thông

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, cụ thể:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
nguoi co loi phai boi thuong thiet hai ve tai san

Bồi thường do gây ra tai nạn giao thông

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm khi bị tai nạn giao thông được bồi thường được quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

>>>Xem thêm: Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Trách nhiệm hình sự trong tai nạn giao thông

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  • Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
dieu khien xe an toan de han che tai nan giao thong

Điều khiển xe an toàn để hạn chế tai nạn giao thông

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây tai nạn giao thông

Vì sao nên sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tai nạn giao thông

Khi xảy ra tai nạn giao thông không chỉ gây ra thiệt hại về sức khỏe, tài sản mà thậm chí gây ra chết người. Do đó để đảm bảo lợi ích cho người bị tai nạn giao thông cũng như người gây ra tai nạn giao thông nên sử dụng dịch vụ luật sư. Bởi vì luật sư là người am hiểu pháp luật và có kinh nghiệp thực tế trong giải quyết tai nạn giao thông, từ đó sẽ đưa ra các hướng giải quyết phù hợp với khách hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian. Trong khi đó, nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ luật sự thì thời gian giải quyết lâu, tốn kém chi phí mà không mang lại hiệu quả, thẩm chí đối với người gây ra tai nạn giao thông còn phải gánh chịu trách nhiệm hình sự nếu không có sự tham gia tư vấn, hỗ trợ của luật sư. Vì vậy, luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của người bị tai nạn và người gây ra tai nạn giao thông.

Nội dung dịch vụ luật sư giải quyết tai nại giao thông

Luật Long Phan PMT với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm sẽ cung cấp đến quý khách hàng các gói dịch vụ tư vấn giải quyết tai nạn giao thông như sau:

Tư vấn giải quyết tình huống

  • Tư vấn giữ nguyên hiện trường, giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông 
  • Tư vấn cách giải quyết tai nạn giao thông đúng pháp luật
  • Luật sư tư vấn khi người gây tai nạn giao thông bỏ trốn
  • Tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông
  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp: Người chết là lao động chính, nhiều người phụ thuộc…
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về tạm giữ phương tiện, giấy tờ khi tai nạn giao thông
  • Tư vấn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về giải quyết tai nạn giao thông 
  • Tư vấn các quy định pháp luật khác về giao thông đường bộ….

Tư vấn yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Xác định có được được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không
  • Tư vấn mức độ thiệt hại về sức khỏe và tinh thần
  • Tư vấn các chi phí phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần, tính mạng
  • Tư vấn thời hạn bồi thường thiệt hại
  • Tư vấn hướng giải quyết đàm phán

Tư vấn thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Tư vấn quy trình thủ tục khởi kiện
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu khởi kiện
  • Tư vấn viết soạn đơn khởi kiện
  • Tư vấn thẩm quyền Tòa án nhân dân có thể giải quyết tranh chấp
  • Đại diện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Tư vấn trong quá trình tố tụng bồi thường thiệt hại
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
  • Tư vấn thu thập chứng cứ
  • Đại diện cho thân chủ trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Tư vấn về trách nhiệm hình sự trong vụ án

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ để bảo vệ thân chủ trong vụ án.
  • Được tiếp xúc, trao đổi với bị can trong giai đoạn tạm giam; Tư vấn cho thân chủ về những quyền mà pháp luật cho phép trong giai đoạn điều tra;
  • Tham gia các buổi hỏi cung, đối chất của bị can trong giai đoạn điều tra;
  • Đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan tiến hành tố tụng, yêu cầu họ thực hiện những hành vi tố tụng đúng quy định pháp luật nhằm bảo vệ cho thân chủ.
  • Tham gia bảo vệ (bào chữa) cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.

>>>Xem thêm: Luật sư bào chữa vụ án tai nạn giao thông chết nhiều người

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư bảo vệ cho bị hại trong vụ án tai nạn giao

Phí dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông

Không có một mức phí cố định cho việc tư vấn giải quyết tại nạn giao thông vì mỗi vụ việc tai nạn giao thông có tính chất, mức độ phức tạp khác nhau. Do đó, chúng tôi sẽ căn cứ vào tính chất của từng vụ cũng như như yêu cầu khách hàng, phạm vi công việc mà luật sư thực hiện thì sẽ có một mức phí cụ thể. Mức phí sẽ được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp trong quá trình giải quyết mà có phát sinh các tình tiết mới, hoặc yêu cầu khác dẫn đến mức phí thay đổi thì mức phí này sẽ được cập nhật bổ sụng vào phụ lục hợp đồng.

Tùy thuộc vào từng trường hợp pháp lý mà mức phí nhờ luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông sẽ khác nhau. Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự trong việc giải quyết tai nạn giao thông. Trường hợp Quý bạn đọc đang gặp bất cứ khó khăn, thắc mắc trong quá trình giải quyết vụ việc tương tự, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư hình sự hoặc luật sư dân sư tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

3 thoughts on “Nhờ luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?

  1. Phan Thanh Trí says:

    Anh M vào khoảng 20h ngày 19/5/2021, Anh H (không có giấy phép lái xe) điều khiển xe wave 100cc chở chị N chạy 60km/h. Khi đến ngã tư gặp H thấy xe máy của M ( sử dụng rượu bia vượt quá mức độ qui định) điều khiển xe chạy 60km/h, cả 2 nhìn thấy nhau nhưng điều không giảm tốc độ, và do anh M không nhường đường cho anh H từ hướng bên phải đang đi đến ngã tư nên anh H đâm vào giữa xe M về phía bên phải làm cả 2 xe bị ngã, 3 người bị thương nhẹ.
    Mong diễn đàn phân tích dùm e cấu thành VPPL của anh M và trách nhiệm pháp lý trong trường hợp trên. Em xin cảm ơn.

    • Luật Sư Hà Ngọc Tuyền says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo như bạn trình bày, chúng tôi chưa thể xác định được các đối tượng có vi phạm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông không.Vì còn phải xác định nhiều vấn đề khác, cụ thể Về hành vi tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe của anh M, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang theo hoặc không có Giấy phép lái xe như sau:
      • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3.
      • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
      Đối với hành vi của anh H về việc trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ có các mức xử phạt vi phạm hành chính sau đây:
      • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
      • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
      • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
      Ngoài ra, anh H và anh M còn có thể bị tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo Bộ luật dân sự 2015 thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, trường hợp này tai nạn và sự thương tích nhẹ do tai nạn giao thông xuất phát từ lỗi của cả hai bên, vì vậy các bên có trách nhiệm bồi thường cho bên kia tương ứng với mức độ lỗi của các bên.
      Về trách nhiệm hình sự, trong trường hợp này, thương tích mà các bên bị thiệt hại nhẹ nên chưa cấu thành vi phạm pháp luật hình sự.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  2. Phan Thanh Trí says:

    Năm 2008, anh Cường, chị Loan kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn. Năm 2010, anh chị sinh con đầu lòng là cháu Thắng. Ngay sau khi sinh con, do có bệnh hiểm nghèo, chị Loan qua đời. Với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con lại mới chào đời, anh Cường không có khả năng nuôi con nên muốn cho người khác nuôi. Anh chị Thúy là người cùng xóm, do hiềm muộn con nên nhận cháu Thắng làm con nuôi. Việc nuôi dưỡng có làm thủ tục tại Ủy ban nhân dân xã. Sau khi cho con, anh Cường bỏ lên thành phố kiếm việc làm. Cho đến năm 2015, anh Cường đã để dành được một số tiền, anh Cường trở về quê, bày tỏ nguyện vọng với anh chị Thúy muốn xin lại cháu Thắng để anh được chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng cháu. Anh cũng có nguyện vọng muốn gửi lại anh chị Thúy một số tiền gọi là công lao anh chị đã nuôi dưỡng cháu trong suốt mấy năm qua. Tuy nhiên anh chị Thúy đã không đồng ý với lý do anh chị đã gắn bó với cháu như con đẻ, không thể giao lại cháu cho anh Cường. Anh Cường đã làm “ Đơn xin nhận lại con đẻ” gửi đến tòa án và đề nghị tòa án giải quyết.
    Sau khi nhận đơn của anh Cường với nguyện vọng xin nhận lại con, tòa án cho rằng đây là vụ tranh chấp về việc nhận cha cho con” nên đã thụ lý.
    Câu hỏi 1: Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của tòa án như vậy là đúng hay sai? Căn cứ cho lập luận?
    Câu hỏi 2: Yêu cầu của anh Cường có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân hay không? Vì sao?
    Câu hỏi 3: Nếu anh Cường có yêu cầu hủy việc nuôi con nuôi không muốn cháu Thắng làm con nuôi anh chị Thúy nữa, thì yêu cầu này có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án không? Căn cứ cho lập luận.
    Mong AD phản hồi dùm em tình huống này với ạh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87