Nghỉ làm vì tai nạn lao động có được trả lương không?

Nghỉ làm vì tai nạn lao động có được trả lương không. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều người lao động thắc mắc. Nếu người lao động bị tai nạn trong lúc làm việc, đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm, thì công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho họ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề nghỉ làm vì tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải trả những khoản lương nào, xin mời quý khách hàng đọc bài viết sau đây

Người lao động nghỉ làm vì tai nạn lao động có được trả lương 

Người lao động nghỉ làm vì tai nạn lao động có được trả lương 

Điều kiện để được xem là tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

Để tránh các trường hợp người lao động có hành vi gian dối mục đích để được hưởng tiền tai nạn lao động bất chính, Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về các điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

Điều kiện 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này

Điều kiện 3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, khi đủ các điều kiện được quy định ở trên, người lao động có thể yêu cầu công ty có trách nhiệm bồi thường do tai nạn khi lao động.

>>>Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn lao động

Nghỉ làm vì tai nạn lao động có được trả lương không?

Tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động:

Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động

Theo đó, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động.

Nghỉ làm vì tai nạn lao động được trả lương như thế nào

Nghỉ làm vì tai nạn lao động được trả lương như thế nào

Các khoản tiền người lao động được hưởng khi nghỉ việc làm vì tai nạn lao động.

Khi người lao động có đủ các điều kiện được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải trả đầy đủ các khoản bồi thường theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Thanh toán tiền viện phí và tiền lương cho người lao động :

  • Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
  • Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
  • Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
  • Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
  • Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
  • Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
  • Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
  • Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

Công ty không trả lương đúng luật thì cần làm gì?

Gửi khiếu nại lần đầu yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ

Nếu công ty không trả lương đúng luật thì Gửi đơn khiếu nại lần đầu yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty/ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu giải quyết tiền lương trong vụ việc này.

Khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội

Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Khởi kiện ra tòa án

Theo điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP Người khởi kiện có thể khởi kiện khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này và theo quy định Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:

  • Đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
  • Đối với khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
  • Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
  • Đối với khiếu nại về việc làm, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

Theo đó:

Trường hợp hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì người lao động khởi kiện tại tòa án (Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).

Bước 1: Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa dân sự thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Trước khi gửi yêu cầu cho Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp thì cần phải trải qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động theo Điều 189 Bộ Luật Lao động 2019.

Bước 2: Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động

Luật sư tư vấn về nghỉ làm vì tai nạn lao động

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về lao động, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:

  • Luật sư tư vấn về quyền lợi của người lao động sau tai nạn lao động, bao gồm quyền được nghỉ làm, tiền lương bảo hiểm, và các quyền khác như bồi thường tổn thất, phí y tế, và chăm sóc y tế.
  • Luật sư tư vấn về thủ tục cần thiết để đăng ký nghỉ làm do tai nạn lao động và yêu cầu bồi thường
  • Luật sư tư vấn dựa trên tình huống cụ thể của người lao động, bao gồm việc xem xét các yếu tố như mức độ tổn thương, khả năng làm việc và các yêu cầu y tế khác
  • Luật sư  đại diện và tham gia vào quá trình đàm phán hoặc giải quyết tranh chấp khi ở các cơ quan có thẩm quyền, tòa án.
  • Hỗ trợ Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại, đơn yêu cầu hòa giải lao động và các đơn từ khác liên quan.

>>>Xem thêm: Tư vấn chế độ bồi thường trợ cấp khi xảy ra tai nạn lao động

Luật sư tư vấn tại nạn lao động

Luật sư tư vấn tại nạn lao động

Việc lựa chọn luật sư có chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm làm việc với các cơ quan, cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng và quý khách hàng đảm bảo được quyền lợi và ích của mình một cách tốt nhất. Luật Long Phan PMT tin rằng với những kiến thức- kinh nghiệm- trải nghiệm, quý khách sẽ hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.Nếu Quý khách hàng còn gì thắc mắc xin liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được luật sư lao động hỗ trợ. Xin cám ơn!

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87