Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bão lãnh xử lý thế nào là vấn đề được nhiều quan tâm vì đây là trường hợp nhiều người gặp phải khi VAY TIỀN ngân hàng nhưng sau đó không có khả năng thanh toán nợ. Cách xử lý cũng như trách nhiệm giữa hai bên bảo lãnh và nhận bảo lãnh được thực hiện ra sao thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định về bảo lãnh và xử lý TÀI SẢN của ngân hàng.
Tài sản bảo lãnh
>> Xem thêm: Bảo Lãnh Bằng Uy Tín Cho Người Khác Vay Có Phải Trả Nợ Thay Không?
Mục Lục
Quy định về bảo lãnh
Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba. Theo đó, bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Ví dụ: A cho B vay một khoản tiền, tài sản bảo đảm là căn nhà của C. Vậy ở đây, C là bên thứ ba – bên bảo lãnh, A là bên có quyền – bên nhận bảo lãnh và B là bên có nghĩa vụ – bên được bảo lãnh.
Vậy trong trường hợp này, ngân hàng đóng vai trò là bên có quyền (tức bên nhận bảo lãnh) và người vay nợ là bên được bảo lãnh.
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Theo quy định của Điều 339 BLDS 2015 thì quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trong trường hợp này là:
- Trường hợp bên vay không thanh toán nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Ngân hàng không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên vay khi nghĩa vụ thanh toán chưa đến hạn.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp ngân hàng có thể bù trừ nghĩa vụ với bên vay.
Không thanh toán nợ ngân hàng
Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Xử lý tài sản bảo lãnh khi không thanh toán nợ ngân hàng
Các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo
Điều 299 BLDS 2015 và Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
- Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền được xử lý tài sản.
- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
>> Xem thêm: MƯỢN NHÀ THẾ CHẤP VAY TIỀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ CÓ BỊ TRUY CỨU HÌNH SỰ KHÔNG?
Trách nhiệm, cách xử lý tài sản bảo lãnh
Trách nhiệm, cách xử lý “tài sản bảo lãnh” được quy định như sau:
- Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
- Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Nếu các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (thế chấp, cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 303 như: bán đấu giá tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm tự bán tài sản, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
- Hoặc phương thức khác theo thỏa thuận của các bên.
Quy định cụ thể về cách thức xử lý tài sản bảo lãnh
Điều 47 Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định về cách thức xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh như sau:
- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại chương IV (về xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp) của Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
- Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.
>> Xem thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN VỚI NGÂN HÀNG
Vai trò của Luật sư hỗ trợ trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn
- Tư vấn trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ.
- Xác định phương án giải quyết tối ưu nhất với khoản nợ hiện thời.
- Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
- Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
- Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực trả nợ.
- Giúp đỡ đàm phán, thương lượng nhằm gia hạn nợ.
- Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng luật định.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bảo lãnh xử lý như thế nào?”. Nếu cần được giải đáp thắc mắc thêm về vấn đề này cần gặp luật sư để tư vấn luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và nhận sự hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Xin chào luật sư,
Tôi có thắc mắc nếu C bảo lãnh cho B, trường hợp xét trên mặt tổng tài sản cá nhân của B hoàn toàn có khả năng chi trả khoản vay nhưng lại không muốn chi trả (bên B lấy lý do sức khỏe tâm thần không ổn định nhưng không có chứng nhận của cơ quan bệnh viện), theo luật thì B không trả nên C bắt buộc phải trả cho A, vậy có điều khoản nào bảo vệ quyền lợi cho bên C không?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.