Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn

Tranh chấp về tài sản góp vốn giữa các thành viên công ty là một trong các vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những thiệt hại ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Vậy làm sao giải quyết TRANH CHẤP VỐN GÓP giữa các thành viên công ty và cũng như hiểu rõ về tài sản góp vốn là gì thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

tranh chấp tài sản góp vốn

Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn

>> Xem thêm: Tranh Chấp Về Vốn Góp Giữa Công Ty Với Thành Viên Xử Lý Như Thế Nào?

Vốn góp và tài sản góp vốn

Quy định chung về tài sản góp vốn

Căn cứ theo Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Theo Khoản 27 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Hình thức góp vốn của thành viên công ty

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Góp vốn bằng tài sản:

  • Góp vốn bằng tiền mặt.
  • Góp vốn bằng phương tiện sản xuất, kinh doanh.
  • Góp vốn bằng quyền tài sản: góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng sản nghiệp thương mại.

Góp vốn bằng tri thức: Người góp vốn bằng tri thức đảm bảo việc mang tri thức phục vụ cho lợi ích công ty nhưng với hình thức góp vốn này thì rất khó để xác định giá trị phần vốn góp của cá nhân.

Góp vốn bằng hoạt động hay công việc: Giá trị của công sức góp vào công ty rất khó trị giá chính xác bằng tiền. Vì vậy các thành viên tự thỏa thuận về giá trị của nó để bù đắp lại bằng quyền lợi của công ty.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: Đây cũng là một hình thức thực hiện việc góp vốn. Với việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty để đổi lấy quyền lợi công ty và trở thành chủ sở hữu chung của công ty là một vấn đề tương đối phức tạp, vì vậy pháp luật phải có quy định riêng biệt về mặt thủ tục và hình thức chứng cứ của việc đó.

>> Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Đã Góp Vốn Vào Công Ty Như Thế Nào?

Nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty

Đối với loại hình công ty hợp danh, căn cứ Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 quy định NGHĨA VỤ GÓP VỐN của các thành viên công ty được quy định như sau:

  • Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
  • Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Đối với loại hình công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN, căn cứ Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020 quy định NGHĨA VỤ GÓP VỐN của các thành viên công ty hợp danh được quy định như sau:

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
  • Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn

Đối với các tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn, việc này bắt nguồn từ việc thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn hoặc việc thực hiện góp vốn không đúng theo cam kết về số lượng, thời gian, loại tài sản góp vốn. Các thành viên không thực hiện việc góp vốn hoặc thực hiện việc góp vốn không theo đúng cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc các thành viên này có thể thỏa thuận lại với công ty về cam kết góp vốn và đồng thời phải bồi thường những tổn thất mà thành viên này gây ra cho công ty.

>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Các Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần

tranh chấp phần vốn góp

Tranh chấp tài sản góp vốn

Phương thức giải quyết tranh chấp

  • Thương lượng
  • Hòa giải
  • Trọng tài thương mại
  • Tố tụng tại Tòa án

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản góp vốn

  • Gặp gỡ, đàm phán, hòa giải các thành viên trong công ty về tranh chấp tài sản góp vốn.
  • Tư vấn, soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về tài sản góp vốn đúng với quy định pháp luật.
  • Nhận ủy quyền cho công ty, trực tiếp giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn.
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.

tranh chấp nội bộ công ty cổ phần

Dịch vụ Luật sư tư vấn

Cam kết chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp

Tại Long Phan PMT, chúng tôi đề cao phương châm “Sống vì chữ tín, chết cũng vì chữ tín”, xem công việc của khách hàng như công việc cấp bách của chính mình. Chúng tôi cam kết thực hiện các công việc sau:

  • Giữ bí mật thông tin của khách hàng;
  • Hạch toán chi phí phát sinh rõ ràng, đầy đủ, trung thực;
  • Đáp ứng yêu cầu của khách hàng đúng thời hạn cam kết;
  • Tận tụy vì lợi ích của khách hàng, trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

>>> Xem thêm: Cách thức xử lý khi doanh nghiệp bị đối tượng giả danh cán bộ Nhà nước

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung công việc luật sư làm đối với giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty về tài sản góp vốn. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp cần được tư vấn luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87