Khi đối tượng hợp đồng vay là ngoại tệ thì hợp đồng vay có bị vô hiệu hay không?là vấn đề không ít người thắc mắc. Bởi hiện nay nhiều trường hợp các chủ thể thực hiện giao dịch vay tiền bằng ngoại tệ thì việc xuất hiện ngoại tệ trong hợp đồng có được không? Đối tượnghợp đồng vay là ngoại tệ thì hợp đồng vay có bị vô hiệu hay không? Nếu hợp đồng vay là ngoại tệ bị vô hiệu thì gây ra hậu quả như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên
Đối tượng vay là ngoại tệ thì hợp đồng có vô hiệu không?
Mục Lục
Quy định về đơn vị tiền tệ sử dụng trong giao dịch dân sự tại Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về đồng tiền cho vay, trả nợ thì tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Trên thực tế đối tượng của giao dịch dân sự tại Việt Nam thường là tiền vì tiền là tài sản trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và tiện lợi cho việc thành toán khi trả nợ. Theo Bộ luật Dân sự 2015, đối tượng của hợp đồng vay tài sản bao gồm tiền mà ngoại tệ cũng là tiền. Tuy nhiên, ngoại tệ cũng là một loại ngoại hối. Tại Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Có thể thấy ngoại tệ là một loại ngoại hối hạn chế sử dụng. Trường hợp muốn sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch hay thanh toán phải thuộc đối tượng (đặc thù chứ không phổ biến) đã được pháp luật quy định cho phép.
Hậu quả pháp lý khi đối tượng hợp đồng vay tiền là ngoại tệ
>>>Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?
Đối tượng hợp đồng vay là ngoại tệ thì hợp đồng vay có bị vô hiệu không?
Đối tượng trong hợp đồng vay tài sản là một điều khoản chủ yếu, nếu không có đối tượng thì hợp đồng vay tài sản sẽ không thể giao kết được. Đối tượng trong hợp đồng vay tài sản do các bên tham gia thỏa thuận. Trên cơ sở thỏa thuận về đối tượng giữa các bên đã xác định một căn cứ pháp lý cho việc giao kết hợp đồng vay tài sản và cũng là căn cứ xác định các vấn đề xung quanh hợp đồng này. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản thường là tiền và vật cùng loại, là các tài sản thông dụng trong giao dịch dân sự tạo điều kiện cho các bên tham gia được dễ dàng.
Như đã trình bày ở trên, đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ phù hợp với quy định. Tuy nhiên, theo Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thì không có trường hợp liên quan đến hợp đồng vay. Các trường hợp được vay ngoại tệ theo Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN:
- Thứ nhất, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới, với điều kiện khách hàng vay phải có đủ ngoại tệ từ nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
- Thứ hai, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu;
- Thứ ba, cho vay ngắn hạn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới, với điều kiện khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Trong trường hợp này, khách hàng vay phải bán lại số ngoại tệ vay đó theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ;
- Thứ tư, cho vay đối với các nhu cầu vốn ngoài các quy định trên thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định tại các nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đối với từng trường hợp cụ thể.
Vì thế, đối tượng hợp đồng vay là ngoại tệ mà không thuộc các trường hợp trên thì hợp đồng vay bị vô hiệu do làm trái quy định pháp luật theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015.
>>>Xem thêm: Đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD có được chấp nhận không?
Hậu quả pháp lý và giải quyết tranh chấp
Theo khoản 1, 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giải quyết như thế nào?
Về vấn đề giải quyết tranh chấp xảy ra, các bên có thể:
- Thương lượng: Tự các bên thỏa thuận để tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng về hình thức và bất đồng ý kiến trên tinh thần tự nguyện. Thương lượng thì không có sự hỗ trợ của người thứ ba ngoài tranh chấp và các bên phải tự nguyện thi hành phương án đã lựa chọn. Đồng thời, các bên cũng phải tự thương lượng các biện pháp để khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại nếu có xảy ra.
- Tòa án: Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước nên bản án quyết định của tòa được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thì cơ quan thi hành án là cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành bản án, quyết định đó. Giải quyết bằng tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật.
- Trọng tài: Khác với Tòa án là có hai cấp xét xử thông thường là sơ thẩm và phúc thẩm, ngoài ra Tòa án có xét xử đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm; thì trọng tài chỉ có một cấp xét xử. Do đó, quyết định của trọng tài là chung thẩm. Quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên; các bên không thể kháng cáo hay kháng nghị như xét xử tại Tòa án.
Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng
Trên đây là bài viết về Khi đối tượng vay là ngoại tệ thì hợp đồng vay có bị vô hiệu hay không. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.