Đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD có được chấp nhận không?

Đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD có được pháp luật chấp nhận không? Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, trong trường hợp này là đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với việc đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Đặt cọc bằng ngoại tệ

Đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD

Đặt cọc mua bán nhà ở là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015):

Đặt cọc mua bán nhà ở là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở.

Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở

Căn cứ theo Mục 1, Chương I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP; thoả thuận về đặt cọc mua bán nhà ở là một giao dịch dân sự; do đó, thỏa thuận đặt cọc việc đặt cọc phải được lập thành VĂN BẢN (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính) và chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015 như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở;
  • Chủ thể tham gia thỏa thuận đặt cọc hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của thỏa thuận đặt cọc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Quy định của pháp luật về đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD

Căn cứ Khoản 13, Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11) quy định:

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú KHÔNG được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vì vậy, việc đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD trên lãnh thổ Việt Nam là vi phạm điều cấm của pháp luật. Do đó, thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở này sẽ bị vô hiệu theo Điều 123 BLDS 2015.

Tuy nhiên, trường hợp đối với hợp đồng kinh tế (nay được gọi là hợp đồng thương mại), căn cứ Điểm b, Mục 3, Chương I Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP quy định hai trường hợp sau:

  • Thỏa thuận về đặt cọc mua bán nhà ở về việc thanh toán bằng đồng USD, nhưng sau đó các bên có thỏa thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam; hoặc
  • Thỏa thuận về đặt cọc mua bán nhà ở sử dụng đồng USD làm đồng tiền định giá (để bảo đảm ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam.

Nếu thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD thuộc một trong hai trường hợp trên thì không bị coi là vô hiệu.

Điều khoản đặt cọc trong hợp đồng

Thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở

Quy định của pháp luật về xử lý đặt cọc

Căn cứ Khoản 2, Điều 328 BLDS 2015 và Mục 1, Chương I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP; việc xử lý đặt cọc được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (phạt cọc), trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
  • Trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc;
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015;
  • Nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu thì không phạt cọc.

Ký hợp đồng thuê nhà bằng ngoại tệ

Xử lý đặt cọc

>>> Xem thêm: HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

Tại sao cần luật sư tư vấn đặt cọc mua bán nhà ở

Luật sư hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc đặt cọc mua bán nhà ở;
  • Tư vấn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc đặt cọc mua bán nhà ở;
  • Tư vấn hướng giải quyết tối ưu đối với các tranh chấp phát sinh từ việc đặt cọc mua bán nhà ở, đặc biệt là về tiền phạt cọc;
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo các thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà ở để tối thiểu hóa rủi ro;
  • Đại diện theo ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia tranh tụng tại phiên tòa liên quan đến tranh chấp về đặt cọc mua bán nhà ở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định của pháp luật về việc đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề khác liên quan đến việc đặt cọc hoặc cần được tư vấn luật hợp đồng hãy liên hệ ngay LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG thông qua số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87