Hướng xử lý khi tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hình sự xét xử lại cần được xác định cụ thể để từ đó xây dựng phương án bào chữa hoặc bảo vệ sau này. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền trong việc hủy án sơ thẩm và trả hồ sơ để xét xử lại từ đầu khi có căn cứ. Do đó, bị cáo, bị hại, đương sự dân sự, người tham gia tố tụng khác nên có phương án bảo vệ trong trường hợp này. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về vấn đề nêu trên đến Quý độc giả.
Tòa phúc thẩm hủy bản án hình sự để xét xử lại
Mục Lục
Quy định về hủy bản án sơ thẩm hình sự để xét xử lại
Thẩm quyền hủy bản án
Căn cứ điểm c khoản 1 điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Căn cứ hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm xét xử lại khi có một hoặc các căn cứ sau đây:
- Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà BLTTDS 2015 quy định;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. (điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015).
- Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;
- Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
- Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
>>> Xem thêm: Vi phạm thủ tục tố tụng hình sự đến mức nào thì bị hủy án?
>>> Xem thêm: Thủ tục kháng cáo bản án hình sự của người bị tạm giam
Hướng xử lý khi bản án hình sự sơ thẩm bị hủy để xét xử lại
Xử lý khi tòa phúc thẩm hủy bản án hình sự để xét xử lại
Về bản chất, hủy bản án hình sự sơ thẩm để xét xử lại là việc Hội đồng xét xử hủy toàn bộ bản án để tiến hành lại giai đoạn xét xử sơ thẩm nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, đương sự dân sự và những người tham gia tố tụng khác. Hướng xử lý trong trường hợp này được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: tư cách tham gia tố tụng, chứng cứ hiện có, …. Dưới đây là hướng xử lý cơ bản mà Quý độc giả có thể tham khảo:
Về tố tụng
- Tìm hiểu thủ tục tố tụng tại giai đoạn sơ thẩm nhằm mục đích:
- Tránh có vi phạm trong thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Trường hợp có vi phạm, cần có những khiếu nại, tố cáo kịp thời để đảm bảo quyền lợi của mình.
Thủ tục tố tụng cơ bản tại giai đoạn sơ thẩm được quy định tại BLTTHS 2015 như sau:
Bước 1: Chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
Bước 2: Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày kể từ ngày thụ lý, được gia hạn không quá 15 ngày;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng: 45 ngày kể từ ngày thụ lý, được gia hạn không quá 15 ngày;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: 02 tháng kể từ ngày thụ lý, được gia hạn không quá 30 ngày;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 03 tháng kể từ ngày thụ lý, được gia hạn không quá 30 ngày.
Trong thời hạn nêu trên, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định:
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
- Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Bước 4: Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
Trước khi mở phiên tòa, các yêu cầu, đề nghị sau đây phải được Thẩm phán giải quyết:
- Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
- Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
Kết quả giải quyết phải được thông báo cho người yêu cầu, đề nghị bằng văn bản.
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 276 đến 329 BLTTHS 2015.
>>> Xem thêm: Trình tự phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
- Đối với những bị cáo đang bị tạm giam cần lưu ý, khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 358 BLTTHS 2015.
Về nội dung
- Đối với bị cáo, cần xác định và xây dựng phương án bào chữa: có tội hay không có tội, chuyển khung hoặc chuyển sang tội khác nhẹ hơn, xác định tình tiết giảm nhẹ, yêu cầu được hưởng án treo, ….
- Đối với bị hại, đương sự dân sự và những người tham gia tố tụng khác: Xem xét những quyền lợi mình bị xâm phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại, thu thập thêm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, ….
Tư vấn hướng xử lý khi tòa hủy bản án sơ thẩm hình sự để xét xử lại
Tư vấn luật về xử lý khi tòa phúc thẩm hủy bản án xét xử lại
- Tư vấn quy định pháp luật về hủy bán án hình sự sơ thẩm để xét xử lại;
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và đưa ra phương án tốt nhất bảo vệ quyền lợi thân chủ;
- Tư vấn soạn thảo đơn từ, văn bản sau khi bản án bị hủy và đưa về xét xử lại sơ thâm;
- Xây dưng phương án bào chữa / bảo vệ cho thân chủ;
- Thay mặt thân chủ làm việc với cơ quan chức năng và tham gia phiên tòa;
- Các công việc khác có liên quan.
Như vậy, việc tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hình sự xét xử lại nhằm đảm bảo các bản án đúng quy định của pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ. Bị cáo, bị hại, đương sự dân sự và những người tham gia tố tụng khác cần chuẩn bị các hướng giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn sử dụng dịch vụ luật sư hoặc tư vấn pháp luật hình sự vui lòng trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.