Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ, dưới đây là những quy định chi tiết để đảm bảo quyền làm cha, mẹ. Quyền được làm cha, làm mẹ là quyền thiêng liêng của con người nhưng do hoàn cảnh cá nhân rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con nên họ có nhu cầu thực hiện thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Luật Long Phan sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục này.

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ

Hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ

Điều kiện và thủ tục nhờ mang thai hộ?

Điều kiện mang thai hộ

Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợpvà có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợpngười phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi

Thủ tục nhờ mang thai hộ

Cơ sơ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 2 điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo)

  1.  Bệnh viện Phụ sản trung ương;
  2. Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;
  3. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Các bước thực hiện nhờ mang thai hộ 

Theo Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bước 1: Cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm 12 loại giấy tờ

Bước 2: Trong 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được phép cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

Nếu trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong trường hợp của bạn, người vợ đã bị cắt bỏ tử cung có nghĩa là không thể mang thai được nữa nên có thể có điều kiện để nhờ mang thai hộ. Để nhờ mang thai hộ bạn cần phải tìm người mang thai hộ tự nguyện theo đúng quy định đã nêu trên. Bạn có thể đến 3 trong số các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ để được hướng dẫn cụ thể.

Điều kiện pháp lý về mang thai hộ

Điều kiện pháp lý về mang thai hộ

>>> Xem thêm:Thủ tục cải chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn

Loại giấy tờ cần chuẩn bị khi nhờ mang thai hộ

Theo Khoản 1 Điều 14 quy định về các loại hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này gồm:

(1) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;

(2) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

(3) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

(4) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

(5) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

(6) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;

(7) Bản xác nhận của UBND xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

(8) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (nếu có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ;

(9) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế;

(10) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

(11) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư/ luật gia/ người trợ giúp pháp lý;

(12) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Thủ tục tiến hành mang thai hộ

Theo quy định của pháp luật, mang thai hộ được thực hiện bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bằng việc lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau 2 – 5 ngày, phôi sẽ được cấy vào buồng tử cung của người mang thai hộ. Vì thế, đứa trẻ sau khi sinh ra hoàn toàn mang dòng máu của cặp vợ chồng nhờ người mang thai hộ.

Bước 1: Chuẩn bị sức khỏe trước khi thụ tinh ống nghiệm

Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thành bại của thụ tinh ống nghiệm. Bố mẹ có khỏe thì mới có thể cho trứng và tinh trùng tốt để tạo phôi. Do vậy, trước khi bắt đầu quá trình, bệnh nhân phải trải qua quá trình thăm khám và chữa trị nếu có.

Bước 2: Chuẩn bị tâm lý thoải mái

Thụ tinh ống nghiệm là cả một quá trình gian nan và vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Bệnh nhân có thể phải thực hiện nhiều lần mới thành công. Quá lo lắng, nóng vội, căng thẳng khi bắt đầu hoặc suy sụp, chán nản khi thụ tinh một lần không thành công là những rào cản của việc tìm con bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Những trạng thái tâm lý đó sẽ gây nên sự thay đổi hoocmon trong cơ thể, gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình.

Bước 3: Lựa chọn cơ sở y tế

Hiện nay có rất nhiều các bệnh viện, phòng khám trên cả nước đã và đang tiến hành phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Lựa chọn một cơ sở để thực hiện cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, nên phải thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này.

Bước 4: Chuẩn bị tài chính

Thụ tinh ống nghiệm đòi hỏi một chi phí khá lớn. Từ khi bắt đầu khám cho đến khi chuyển phôi thành công, có rất nhiều chi phí phát sinh. Tuy nhiên, các khoản phí chính là phí kích trứng, phí nuôi phôi, xét nghiệm phôi và trữ đông phôi.

Việc kích thích trứng làm tăng cơ hội có thai bằng cách tăng số trứng rụng dẫn đến tăng số phôi có được Mỗi lần có thể chuyển từ 2- 3 phôi. Số phôi thừa có thể đông lạnh trữ lại để dành sau này sử dụng.

Hiện nay đã có các kĩ thuật kiểm tra các cặp NST của phôi, điều này giúp phát hiện sớm và loại bỏ các phôi có biểu hiện bất thường, dị tật bẩm sinh. Sử dụng phương pháp xét nghiệm nào sẽ chi trả tiền theo phương pháp xét nghiệm đó.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhờ mang thai hộ

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao (phải giao) đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
  • Phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định.
  • Được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  • Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
  • Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
  • Có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con trường hợp từ chối nhận con

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo Điều 98 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

  • Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy địn pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
  • Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, BLDS và luật khác có liên quan.
  • Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Các khoản chi phí cần trả khi nhờ mang thai hộ

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT, các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ phải chi trả gồm:

  • Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
  • Chi phí liên quan đến y tế gồm: Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh,…; Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất,…;Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
  • Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
  • Các chi phí khác do hai bên tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Các khoản chi phí cần trả khi mang thai hộ

Chi phí cần trả khi mang thai hộ

>>>Xem thêm: Tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp

Mang thai hộ bất hợp pháp có thể bị phạt tù

Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015. Để tránh vi phạm mục đích nhân đạo nên những ai mang thai hộ vì mục đích thương mại đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc tổ chức cho một hay nhiều người phụ nữ mang thai cho người khác để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Hành vi này được thể hiện qua các dấu hiệu tìm kiếm người có nhu cầu nhờ mang thai hộ và người có thể mang thai hộ; sắp xếp để người có nhu cầu nhờ mang thai hộ quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ hoặc sắp xếp để người mang thai hộ mang thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bố trí cho người mang thai hộ nơi ăn, nghỉ, khám thai, sinh con, giao con cho người nhờ mang thai hộ… nhằm mục đích hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác mà chủ yếu là lợi ích vật chất như lấy tiền từ người nhờ mang thai hộ, chi phí môi giới từ người mang thai hộ…

Xử phạt hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trường hợp nếu tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm:

  • Đối với 02 người trở lên: Có thể là với 02 người thuộc hai trường hợp (hai cặp) khác nhau nhờ mang thai hộ hoặc với 2 người mang thai hộ.
  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: như lợi dụng danh nghĩa của các cơ sở y tế, các tổ chức nhân đạo, các đoàn thể phụ nữ hoặc các tổ chức xã hội tự nguyện giữa những phụ nữ, những gia đình đồng cảnh ngộ.
  • Tái phạm nguy hiểm

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết hướng dẫn thủ tục pháp lý về mang thai hộ. Nếu có nhu cầu sự hỗ trợ của TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87