Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thông báo tập trung kinh tế là vấn đề mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh rất quan tâm. Tập trung kinh tế là các hoạt động tập trung nguồn lực, sức mạnh kinh tế, tự do thực hiện của các doanh nghiệp lại với nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn quý khách hàng về hồ sơ và thủ tục thông báo tập trung kinh tế.
Hồ sơ và thủ tục thông báo tập trung kinh tế
Mục Lục
Các hình thức tập trung kinh tế hiện nay
Các hình thức tập trung kinh tế hiện nay bao gồm:
- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp.
- Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 29 Luật cạnh tranh 2018
Các trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện
Tập trung kinh tế được thực hiện khi một trong các trường hợp sau đây:
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;
- Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế
Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ theo:
- Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
- Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 33 Luật cạnh tranh 2018.
>>>Xem thêm: Chế tài đối với hành vi không thông báo tập trung kinh tế
Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
Hồ sơ và thủ tục thông báo tập trung kinh tế
Hồ sơ
Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:
- Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
- Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
- Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
- Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
- Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
- Báo cáo đánh giá tác động và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.
Cơ sở pháp lý: Điều 34 Luật cạnh tranh 2018.
Trình tự thực hiện
Doanh nghiệp thông báo tập trung kinh tế theo trình tự sau:
Bước 1: Các doanh nghiệp lập hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;
Bước 2: Gửi thông báo tập trung kinh tế phải thực hiện nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm:
Thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung trong tường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
Bước 4: Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
- Tập trung kinh tế được thực hiện;
- Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức
Bước 5 (thực hiện khi có kết quả phải thẩm định chính thức): Thẩm định chính thức
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ.
- Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
Bước 6: Quyết định về việc tập trung kinh tế
Cơ sở pháp lý: Điều 34, Điều 35, Điều 36, 37, Điều 41 Luật cạnh tranh 2018
Dịch vụ tư vấn pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế
Tư vấn, hướng dẫn hồ sơ và thủ thông báo tập trung kinh tế
Luật Long Phan PMT hỗ trợ, tư vấn pháp luật cạnh tranh tập tung kinh tế như sau:
- Tư vấn thành phần hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;
- Tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện thông báo tập trung kinh tế;
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến những trường hợp không được thông báo tập trung kinh tế;
- Soạn thảo hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;
- Tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp nếu có sai sót trong việc thẩm định sơ bộ hoặc chính thức tập trung kinh tế.
Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thông báo tập trung kinh tế là điều các chủ đầu tư cần thiết. Nắm rõ những quy định của pháp luật cạnh tranh, về hồ sơ, thủ tục thông báo tập trung kinh tế. Luật sư sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương thức, bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng. Nếu có nhu cầu hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thông báo tập trung kinh tế, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ.
Các bài viết liên quan đến tập trung kinh tế có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục sáp nhập công ty giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và Công ty Cổ phần
- Mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệp, tại sao không?
- Mua bán sáp nhập doanh nghiệp
- Thực hiện mua bán sáp nhập (M&A) thì cần các loại hợp đồng gì
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.