Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Tranh chấp đất đai giữa anh em là một vấn không mấy xa lạ hiện nay, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường giải quyết tranh chấp bằng cách “đóng cửa bảo nhau”, nhưng khi sự việc không thể tự thỏa thuận giải quyết thì phải nhờ đến luật pháp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em

tranh chap dat dai giua anh em voi nhau
Anh em tranh chấp đất đai

Biện pháp giải quyết tranh chấp

Đối với tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh em thì biện pháp tốt nhất để giải quyết đó chính hòa giải. Hòa giải là cách để mọi người cùng nhau thỏa thuận, hạn chế những mâu thuẫn để giữ gìn mối quan hệ tình cảm anh em tốt đẹp. Đây cũng là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai được Luật Đất đai 2013 khuyến khích thực hiện.

>> Xem thêm: Hướng Giải Quyết Khi Mẹ Con Tranh Chấp Đất Đai

Cụ thể, theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, “Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

TẢI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Theo khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kết quả hòa giải được giải quyết như sau:

  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải tranh chấp nào cũng bắt buộc phải thực hiện hòa giải trước khi khởi kiện. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP: “Đối với tranh chấp người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.

>>> Tham khảo bài viết về khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai: Khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai có được không?

Do đó, cần phải xác định bản chất của tranh chấp đất đai ở đây là gì. Nếu là tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, thì phải bắt buộc thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.

Nếu là tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho, tranh chấp thừa kế,… thì không nhất thiết phải thực hiện hòa giải tại cơ sở. Các bên có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

cach giai quyet tranh chap giua anh em
giải quyết tranh chấp giữa anh em

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp 2: Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này. Trong trường hợp này chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

>>> Tham khảo bài viết về thủ thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền của UBND cấp có thẩm quyền:

Trong trường hợp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì thẩm quyền được xác định như sau:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau: thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.
  • Nếu tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

các loai tranh chap dat dai thuong gap
Các loại tranh chấp đất đai thường gặp giữa anh, em

Các loại tranh chấp đất đai giữa anh em

Thứ nhất, các vấn đề về thừa kế dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai. Trong trường hợp đất đai do ông bà, cha mẹ để lại mà không có di chúc, anh em trong gia đình không thể xác định và không thể phân chia phần đất của mỗi người. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các quy định của Luật Đất đai 2013, còn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật để phân chia phần đất đang tranh chấp.

Theo quy định của BLDS, chia thừa thế theo pháp luật sẽ được theo từng hàng thừa kế. Nếu hàng thừa kế trước không còn ai hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những thừa kế ở hàng sau mới được nhận thừa kế. Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Anh, em cùng ở một hàng thừa kế với nhau. Do đó, khi giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ vấn đề thừa kế, tòa án sẽ xem xét các quy định của BLDS 2015 về thừa kế bên cạnh các quy định của Luật Đất đai để giải quyết.

Thứ hai, tranh chấp phát sinh từ các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất…Để giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ các hoạt động trên, cần phải áp dụng thêm các quy định của pháp luật về Hợp đồng, Luật Công chứng,…

Trên đây là bài viết Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột. Công ty Luật Long Phan tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn pháp luật về đất đai và hỗ trợ kịp thời.

Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(17) bình luận “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. nguyễn nhật trường says:

    dạ cho hỏi nhà em đang có vụ tranh chấp mà ông bà mất hết rồi giờ cô chú trong nhà đang chanh giành mà ba em là con đầu bị mất rồi vậy em là con của người con đầu có được quyền chanh chấp với các cô chú còn lại trong gia đình không ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi chưa thể đưa ra tư vấn cụ thể, bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin chi tiết về yêu cầu tư vấn hoặc liên hệ qua hotline bên dưới để được luật sư trực tiếp tư vấn cụ thể hơn.
      Trân trọng!

  2. Nguyễn tràng trường says:

    Luật sư cho em hỏi nhà em đang bị các anh em tranh đất bố em đã được thừa kế có số đỏ tên bố em rồi, đất nhà em là đất ăn chưởng từ cụ hai chư ko phải là đất của ông bà nội chợ bố em ạ , số đất nhà em từ 2004 ạ . luật sư cho em hỏi với ạ??

    • Luật Long Phan PMT says:

      Cảm ơn quý khách đã liên hệ Luật Long Phan PMT, chúng tôi đã tiếp nhận vấn đề thắc mắc và sẽ liên hệ để giải đáp

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  3. Y yên buôn yă says:

    Xin luật sư tư vấn giúp
    Nhà em có 7 anh chị em, bố mẹ đã mất để lại một thửa đất không có di chúc.
    Nay con em út tự ý sang tên sổ đỏ không có thỏa thuận với anh chị em, cũng không có chữ ký của các thanh viên trong gia đình. Và hiện tại sổ đỏ đã được sang tên con út. Nó đã đi thế chấp ở ngân hàng.
    Vậy muốn chia lại phần đất đó cho các thanh viên trong gia đình thì cần làm thủ tục như thế nào?
    Xin luật sư giải đáp giúp
    Xin cảm ơn

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  4. Nguyễn văn lanh says:

    Dạ luật sư cho em hỏi ông bà nội em đã mất không có di chúc nên ba em và chú em tự chia đôi đất và làm sổ đỏ riêng hết rồi,bây h cô ruột vô khởi kiện tranh chấp đòi chia lại đất có phần của cô ruột nữa thì luật sư cho em hỏi là cô ruột có đủ căn cứ để khởi kiện không và cô ruột có phần thắng ko ạ,mong luật sư tư vấn cho em ạ

  5. VO HUYEN says:

    Luật sư cho tôi hỏi cách đây hơn 30 năm có được khởi kiện về tranh chấp thừa kế được không? Lý do sau khi mẹ ruột mất người con trai trưởng tự ý 1 mình sang tên toàn bộ đất đai từ mẹ ruột sang tên mình.
    Có 6 người con (2 người mất, trong đó 1 người có 1 người con).

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  6. Nguyễn văn chung says:

    Dạ luật sư cho em hỏi ông bà ngoại em đã mất không có di chúc. Ông bà có ba người con là mẹ em và hai em trai nữa. Miếng đất ông bà ở ngày trước thì người em trai thứ 2 đang sử dụng. Còn người em trai út thì mua đất chỗ khác ở riêng. Bà ngoại có một miếng đất chè mẹ em k có nơi ở nên đã về đó khai hoang và ở từ năm 1996 đến giờ. Nhưng cậu thứ ba nhiều lần lên đòi lại đất và nói miếng đất đó cậu đã làm sổ đỏ. Vậy gia đình em nên làm thế nào ạ. Nếu ra toà giải quyết thì mẹ em có thể dành phần thắng không

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  7. Nguyên van huy says:

    Da luật sư cho em hỏi mẹ vợ em có mảnh đất mà bố thì mất rồi ko để lại di chúc .trong nhà thì có 3 ae trai ,anh cả thì lấy vợ rồi được bố khi con sống cho đất làm nhà rồi ,cho thêm cháu đích tôn một mảnh nửa rồi tức là cho cháu đích tôn ,mà người con thứ hai thì bị bệnh tâm thần ,người con thứ ba thì đang ở trong nhà chưa lấy vợ nhưng củng đả dc chia một miếng ,mà giờ kinh tế khó khăn con thì bị tâm thần ,vậy mẹ còn hai mảnh một mảnh mẹ ở còn một mảnh mẹ muốn bán để chửa bệnh cho con với lại để trsng trải cuộc sống ,nhưng anh cả không cho bán ,vậy cho em hỏi luật sư nếu bán mảnh đất đó anh cả có quyền can thiệp không ag mong luật sư tư vấn giúp với ag

    • Luật Long Phan PMT says:

      Luật Long Phan PMT đã tiếp nhận vấn đề đất đai của bạn và sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ

  Miễn Phí: 1900.63.63.87