Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm xử lý thế nào?

Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm sẽ bị xử lý theo quy định
Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm sẽ bị xử lý theo quy định

Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, tùy mức độ vi phạm, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về hành vi trục lợi bảo hiểm và cách xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Trục lợi bảo hiểm là gì?

Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý vi phạm các quy định bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính từ đối tượng được bảo hiểm. Hành vi này có thể đến từ người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, có 4 hoạt động kinh doanh bảo hiểm được pháp luật cho phép:

  • Kinh doanh bảo hiểm.
  • Kinh doanh tái bảo hiểm.
  • Nhượng tái bảo hiểm.
  • Các hoạt động liên quan như đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Khoản 4 Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định các hành vi gian lận bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo hiểm, bao gồm:

  • Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường.
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm bị xử phạt thế nào?

Hành vi trục lợi bảo hiểm bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Đối với cá nhân:

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP, cá nhân có hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu:

Số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng hoặc Gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi bị xử phạt bao gồm:

  • Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường trái pháp luật.
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường.
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường.
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Đối với tổ chức:

Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.

Như vậy, tổ chức có hành vi gian lận bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

>>>Xem thêm: Hành vi khai báo gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý như thế nào?

Mức xử phạt hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm

Như đã trình bày, thông đồng để trục lợi bảo hiểm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình là đã chiếm đoạt số tiền dưới 20 triệu đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP).

Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân.

Phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với tổ chức

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân và tổ chức còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Chậm giải quyết bồi thường bảo hiểm cho khách hàng bị xử phạt thế nào?

Tư vấn luật bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm

Khi gặp vấn đề liên quan đến bảo hiểm, Quý khách hàng có liên hệ Luật sư của Long Phan PMT để giải quyết. Luật sư của Chúng tôi chỗ trợ các công việc sau đây:

  • Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm.
  • Hỗ trợ đánh giá tính hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm.
  • Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
  • Đại diện khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp với công ty bảo hiểm.
  • Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Hỗ trợ khách hàng trong trường hợp bị từ chối bồi thường không có căn cứ.
  • Tư vấn cách xử lý khi phát hiện hành vi gian lận bảo hiểm.

Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại cho các bên liên quan và ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm. Để được tư vấn chi tiết về quyền lợi bảo hiểm hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ luật sư chuyên môn của chúng tôi.

Scores: 4.9 (54 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8