Hôi của khi người khác bị tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến tài sản của người khác. Người thực hiện hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức xã hội mà còn phải đối mặt với các chế tài pháp lý nghiêm khắc, từ phạt tiền đến phạt tù. Việc xác định mức độ xử phạt phụ thuộc vào giá trị tài sản chiếm đoạt và các tình tiết của vụ việc. Bài viết dưới đây của Long Phan PMT sẽ phân tích cụ thể các mức hình phạt và trách nhiệm pháp lý liên quan đến hành vi hôi của khi tai nạn giao thông xảy ra.
Mục Lục
Hành vi hôi của có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự tội danh gì?
Hôi của khi người khác bị tai nạn giao thông là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi này có thể bị truy cứu dưới tội danh “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Đặc điểm của hành vi này là công khai, không sử dụng bạo lực, thủ đoạn gian dối nhưng có tính chiếm đoạt rõ ràng.
- Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rằng, người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội, có thể bị xử lý hình sự.
- Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản cứu trợ hoặc phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân, sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn theo luật định.
Ngoài ra, hành vi hôi của cũng có thể được xem xét trách nhiệm hình sự theo tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng người vi phạm đã từng bị kết án hoặc xử phạt hành chính về hành vi tương tự, hoặc tài sản có giá trị đặc biệt như bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật cũng có thể bị xử lý hình sự.
Mức hình phạt khi hôi của người bị tai nạn giao thông?
Mức hình phạt cho hành vi hôi của người bị tai nạn giao thông phụ thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Theo Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt tù đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản sẽ như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
- Hoặc tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp nghiêm trọng khác.
Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu hành vi:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng.
- Hoặc có các tình tiết tăng nặng như hành hung để tẩu thoát, chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.
- Hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân.
Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
- Hoặc lợi dụng hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể:
- Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng
- Hoặc bị tịch thu tài sản tùy theo mức độ vi phạm.
>>>Xem thêm: Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông
Hôi của nhưng chưa đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự xử phạt thế nào?
Trong trường hợp hành vi hôi của chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này xảy ra khi giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp đặc biệt. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Các mức phạt cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với hành vi:
- Trộm cắp tài sản.
- Công nhiên chiếm đoạt tài sản.
- Hoặc gây thiệt hại đến tài sản của cá nhân, tổ chức khác.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài, có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp tài sản đã được chủ sở hữu yêu cầu trả lại nhưng người vi phạm không giao trả, thì theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người này sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng và bị buộc trả lại tài sản đã chiếm giữ.
Tư vấn hướng xử lý khi bị công nhiên chiếm đoạt tài sản
Long Phan PMT có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:
- Hướng dẫn thu thập, bảo quản chứng cứ liên quan vụ án.
- Tư vấn phương án pháp lý phù hợp: thương lượng hay khởi kiện đòi tài sản hay tối cáo/ tố giác.
- Soạn thảo đơn trình báo gửi cơ quan công an về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.
- Hướng dẫn khách hàng nội dung làm việc với cơ quan điều tra.
>>>Xem thêm: Cách viết đơn tố giác tội phạm mới nhất hiện nay 2024
Nội dung trên cung cấp về cách xử lý hành vi hôi của khi người khác bị tai nạn giao thông. Từ việc xử phạt hành chính đến hình sự. Nếu Quý khách hàng là nạn nhân của hành vi hôi của khi gặp tai nạn giao thông, hãy liên hệ ngay hotline 1900.63.63.87 của Văn phòng Luật sư Long Phan PMT. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí. Cũng như hỗ trợ Quý khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Đồng thời đảm bảo người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.