Giấy ủy quyền có cần phải công chứng không?

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý thể hiện việc cá nhân hoặc tổ chức cho phép người khác thực hiện công việc thay mặt mình theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Để đảm bảo giấy ủy quyền có hiệu lực thì cần đảm bảo được quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Bài viết phân tích các quy định về công chứng giấy ủy quyền trong pháp luật Việt Nam.

Mẫu giấy ủy quyền mới nhất
Mẫu giấy ủy quyền mới nhất

Giấy ủy quyền là gì?

Hiện nay, không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ ràng về giấy ủy quyền là gì. Tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng chỉ đề cập tới khái niệm về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, có thể hiểu giấy ủy quyền là một hành vi pháp lý đơn phương thể hiện sự đồng ý của một bên cho phép bên khác thực hiện công việc trong phạm vi cho phép. Văn bản này tạo cơ sở pháp lý cho việc đại diện trong các giao dịch dân sự. Giấy ủy quyền phát sinh hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Phân loại:

  1. Theo hình thức:
  • Viết tay
  • Đánh máy
  • Giấy ủy quyền điện tử
  1. Theo phạm vi:
  • Ủy quyền toàn bộ
  • Ủy quyền một phần
  • Ủy quyền có thời hạn
  1. Theo đối tượng:
  • Ủy quyền cá nhân
  • Ủy quyền tổ chức
  • Ủy quyền hỗn hợp
Thủ tục công chứng chứng thực
Thủ tục công chứng chứng thực

Khi nào giấy ủy quyền cần công chứng

Theo Khoản 1, Điều 14, Thông tư 01/2020/TT -BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 03/3/2020 có quy định Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Như vậy, theo quy định trên thì giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.

Dưới đây là một số trường hợp bắt buộc phải thực hiện chứng thực chữ ký:

  1. Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
  2. Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
  3. Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
  4. Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Như vậy, thông thường thì giấy ủy quyền thì không cần phải thực hiện công chứng chứng thực. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT- BTP có quy định 04 trường hợp văn bản này phải được chứng thực chữ ký.  Do đó, đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký,  người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch

Khi nào giấy ủy quyền không cần công chứng

Theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định việc chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản. Như vậy, văn bản này chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.

Giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Riêng các trường hợp phức tạp thì các bên sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền. Hiện nay, theo quy định của Luật Công chứng, không có thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền. Do đó, giấy ủy quyền không phải công chứng trừ các trường hợp theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và khoản 2, Điều 14, Thông tư 01/2020/TT -BTP

>>> Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào cần công chứng?

Luật sư tư vấn pháp lý về việc ủy quyền

Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ:

Tư vấn trước ủy quyền:

  • Phân tích nhu cầu ủy quyền
  • Xác định hình thức phù hợp
  • Đánh giá rủi ro pháp lý
  • Tư vấn biện pháp bảo vệ

Soạn thảo văn bản:

  • Soạn thảo hồ sơ ủy quyền
  • Rà soát nội dung
  • Hoàn thiện thủ tục
  • Đăng ký công chứng

Hỗ trợ thực hiện công chứng/chứng thực

Giải quyết tranh chấp:

  • Thương lượng, hòa giải
  • Khởi kiện tại tòa
  • Thu thập chứng cứ
  • Bảo vệ quyền lợi
Công chứng viên chứng thực chữ ký
Công chứng viên chứng thực chữ ký

Việc lựa chọn hình thức giấy ủy quyền phù hợp và tuân thủ quy định về công chứng chứng thực đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật dân sự, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp giải pháp pháp lý toàn diện cho mọi vấn đề về ủy quyền. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi.

Luật sư Luật Sư Võ Tấn Lộc

Luật sư Võ Tấn Lộc- thành viên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là luật sư thành viên tại công ty Luật Long Phan PMT. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải quyết hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến Dân sự, Đất đai, hành chính, Hình sự và các lĩnh vực pháp lý khác, đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng dân sự, hình sự bảo vệ quyền lợi khách hàng trong các tranh chấp, vụ án hình sự . Luôn lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87