Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những rủi ro kinh doanh. Đây là những điều cần quan tâm và phải có biện pháp giải quyết sao cho đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng nhanh gọn, hiệu quả.
giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng
Mục Lục
Hợp đồng tín dụng và các quy định có liên quan
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “cấp tín dụng” là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Theo đó,
- Hợp đồng tín dụng về bản chất là Hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).
- Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
>>> Tham khảo thêm: Tư vấn rủi ro giao kết, thực hiện hợp đồng tín dụng
Các tranh chấp về Hợp đồng tín dụng thường gặp
Các loại tranh chấp về Hợp đồng tín dụng phổ biến
Tranh chấp trong Hợp đồng tín dụng thông thường có hai loại phổ biến là tranh chấp tín dụng và tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng.
>> Xem thêm: Cách Tính Lãi Suất Trong Vụ Án Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng
Đối với tranh chấp tín dụng
- Tranh chấp tín dụng là tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt Hợp đồng tín dụng.
- Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác.
- Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng cho vay nói riêng, hợp đồng tín dụng nói chung, thường xảy ra các tranh chấp giống nhau tập trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.
Đối với tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng
Đầu tiên cần xác định là khi tiến hành xác lập Hợp đồng tín dụng thì đi kèm với đó là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại Điều 292 BLDS 2015 thì hiện nay pháp luật thừa nhận có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng tín dụng có 5 biện pháp được sử dụng gồm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm.
Theo quy định tại Điều 295 BLDS 2015 thì tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Các loại tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp như:
- Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế
- Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm
- Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm
- Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm…
Các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng
Lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng
- Tranh chấp Hợp đồng tín dụng cũng như các loại hợp đồng khác, điều mà các bên hướng tới là nhanh chóng “giải quyết” tranh chấp và đạt được kết quả tốt nhất.
- Hòa giải, thương lượng là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là điều vô cùng khó khăn.
- Nếu sự tự do thỏa thuận không đem lại kết quả gì, thì có hai phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp là:
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.
Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau:
- Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
- Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.
Trong cả hai trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.
Ngoài ra, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc THẨM QUYỀN giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện mà Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể được giải quyết bằng hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên cần luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự, vui lòng liên hệ Hotline 1900636387 của Công ty Luật Long Phan PMT để được luật sư dân sự tư vấn giải đáp nhanh chóng và kịp thời hiệu quả nhất.
>>> Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác:
Em có vay bên công ty điện lực easy credit khoản vay 15trieu ký hợp đồng online lúc tháng 7 2021. Rồi dịch bệnh COVID nên không có khả năng trả tới nay em vẫn không có khả năng trả vì em không việc làm lại nuôi con nhỏ và có xin bên công ty miễn giảm lãi nhưng bên đó hết chương trình mmiễn giảm lãi. Hôm nay em nhận một đơn tố cáo từ công ty về việc em lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức tiền 35triệu đồng và buộc tội em bỏ trốn khỏi noi ở trong khi em vẫn sinh sống tại nhà không hề bỏ trốn. Cho em hỏi về việc bên công ty thưa em thì em có phải đi tù hay không và em có thể kháng cáo vì buộc tội sai về mức tiền em vay hay không
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.