Hướng dẫn giải quyết khi chồng cũ ngăn cản không cho thăm con

Giải quyết khi chồng cũ ngăn cản không cho thăm con là một vấn đề phổ biến sau ly hôn. Hành vi này là vi phạm quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách giải quyết khi bị chồng cũ ngăn cản quyền thăm con.

Chồng cũ ngăn cản quyền thăm con

Trường hợp bị hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn

Căn cứ tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ,  quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Ta có 02 trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn như sau:

  • Lạm dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
  • Lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.

Trong trường hợp này, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người còn lại.

Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nếu cha mẹ sau khi ly hôn thuộc các trường hợp nêu trên sẽ bị hạn chế việc thăm nom chăm sóc con. Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Có được ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn?

Quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hônQuyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở. Như vậy, về cơ bản quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế.

Cách giải quyết khi chồng cũ không cho thăm con

Tố cáo khi chồng cũ không cho thăm con

Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc dùng để làm căn cứ khởi kiện giành lại quyền nuôi con.

>> Xem thêm: Bị ngăn cản quyền thăm con nên làm gì?

Khởi kiện giành lại quyền nuôi con

Khởi kiện giành quyền nuôi conKhởi kiện giành quyền nuôi con

Theo khoản 1 và khoản 5  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người có quyền khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ của người con. Họ là người trực tiếp nuôi hoặc không được trực tiếp nuôi con theo nội dung của bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó nhưng có yêu cầu đòi lại quyền nuôi con;
  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Cơ sở pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015

Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo khoản 4, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con gồm những nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn

Luật sư tư vấn giải quyết khi bị ngăn cản quyền thăm con

Để hỗ trợ khách hàng giải quyết khi bị ngăn cản quyền thăm con, luật sư thực hiện các công việc:

  • Tư vấn, giải đáp và hướng dẫn các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình liên quan đến quyền thăm con, đề xuất hướng giải quyết thủ tục tối ưu, chiến lược giải quyết tranh chấp, đề ra các phương án xử lý vấn đề pháp lý cụ thể và phù hợp.
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của Khách hàng;
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản liên quan để giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng: Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
  • Các công việc liên quan khác.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về quyền thăm con, vấn đề giải quyết khi quyền thăm con bị ngăn cản. Khi quyền thăm con bị ngăn cản có thể nhờ luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các thủ tục giành quyền thăm con, quyền nuôi con. Để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề này vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Hôn nhân gia đình hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87