Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền ở Cần Thơ

Đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền là một trong những quyền mà tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu, logo nên thực hiện để tránh trường hợp nhãn hiệu, thương hiệu của mình bị xâm phạm. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền của Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong việc soạn hồ sơ, thực hiện các thủ tục đăng ký đúng quy định pháp luật. Mời bạn xem ngay bài viết để nắm rõ hơn các vấn đề pháp lý liên quan.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyềnDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền?

Mặc dù pháp luật hiện hành không bắt buộc nghĩa vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu, logo độc quyền. Tuy nhiên, khi tổ chức, các nhân đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền sẽ có được các quyền lợi như:

  • Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, logo độc quyền khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Từ đó có các quyền như định đoạt, sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng,… đối với quyền sử dụng nhãn hiệu, logo độc quyền đó.
  • Bảo vệ nhãn hiệu, logo độc quyền của mình khỏi các hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân như: làm giả, làm nhái, sao chép,…
  • Tạo sự đặc trưng, tăng khả năng nhận dạng cho nhãn hiệu, logo độc quyền của mình với nhãn hiệu, logo của đối thủ trên thị trường.
  • Thu hút ấn tượng, tạo niềm tin đến người tiêu dùng nhờ thiết kế nhãn hiệu, logo công ty có sự nổi bật riêng biệt.

Việc đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền giúp bảo vệ nhãn hiệu, logo của tổ chức, cá nhân không bị người khác xâm phạm và còn hỗ trợ tích cực hoạt động kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân đó. Vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền là thực sự cần thiết.

>>> Xem thêm: Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ khoản 1 Điều 100, Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 2022 quy định các hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký bản quyền logo, nhãn hiệu gồm:

  • Tờ khai đăng ký logo theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP (02 bản).
  • Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang logo. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có).
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…).
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có ).
  • Giấy uỷ quyền theo mẫu, nếu nộp đơn thông quan đại diện.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Như vậy, người có quyền đăng ký phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các đơn và giấy tờ như trên để tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền logo, nhãn hiệu của mình.

Theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 18, 19 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11, 12, 13, 14, 17 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và khoản 11 Điều 1 Thông tư 05/2013/TT-BKHCN quy trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu, logo gồm các bước:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, logo

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thành phố Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Nội dung thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Số lượng tài liệu phải có trong đơn;
  • Kiểm tra hình thức đơn;
  • Kiểm tra mô tả chi tiết nhãn hiệu;
  • Kiểm tra phân nhóm, phân loại của nhãn hiệu;
  • Kiểm tra mẫu nhãn hiệu;

Đơn đăng ký nhãn hiệu bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:

Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;

  • Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
  • Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
  • Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
  • Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

Khi thẩm định hình thức đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra một trong các quyết định sau:

  • Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định hình thức, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp phí công bố đơn.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Những đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sau đây được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng:

  • Đơn đăng ký sáng chế đã được công nhận là hợp lệ và có yêu cầu thẩm định nội dung nộp theo quy định;
  • Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là hợp lệ.

Như vậy, đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ thì sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và phạm vi bảo hộ tương ứng

Các công việc kết thúc thẩm định nội dung được quy định tại Điểm 15.7 Điều 15 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT – BKHCN sửa đổi bổ sung bởi Điểm c Khoản 14 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do từ chối, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến giải trình hoặc sửa chữa thiếu sót;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời hạn quy định tại các điểm 15.7.a (i) và (ii) trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn

Việc ra các thông báo, quyết định sẽ tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại các khoản 1, 1a và 2, điểm d khoản 3 Điều 117 của Luật này hoặc người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối về dự định từ chối quy định tại điểm a khoản 3 Điều 117 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các công việc sau đây:

  • Thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với toàn bộ hoặc phần đáp ứng điều kiện bảo hộ và ấn định thời hạn để người nộp đơn nộp phí, lệ phí hoặc có ý kiến phản đối về kết quả thẩm định nội dung;
  • Quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp nếu người nộp đơn nộp phí, lệ phí.

Trong trường hợp có ý kiến phản đối về kết quả thẩm định nội dung, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng được thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, logo đến Cục Sở hữu trí tuệNộp đơn đăng ký nhãn hiệu, logo đến Cục Sở hữu trí tuệ

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn (khoản 3 Điều 1 Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN).
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ (điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung bởi điểm Điểm 13.8.a của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN).
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm b khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi bổ sung 2022).

Theo quy định, thời gian từ thời điểm nộp đơn đến thời điểm cấp bằng khoảng 12-14 tháng. Tuy nhiên, hiện nay do số đơn đăng ký tại Cục SHTT đang quá tải trong khi số lượng thẩm định viên có hạn nên thời gian thẩm định thường kéo dài hơn dự kiến. Do vậy tổng thời gian dự kiến trên thực tế cho quá trình đăng ký là khoảng 24 – 28 tháng.

Khi nhận được yêu cầu thực hiện đăng ký nhãn hiệu, logo cho công ty từ khách hàng, Luật sư sẽ tiến hành các công việc bao gồm:

  • Tư vấn và đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu, logo.
  • Tra cứu xem xét nhãn hiệu có bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn không tránh trường hợp bị từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Soạn và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền.
  • Theo dõi hồ sơ và tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình đăng ký.
  • Khiếu nại, tố cáo.. trong trường hợp phát hiện cơ quan có thẩm quyền có dấu hiệu sai phạm.
  • Đại diện cho khách hàng giải quyết vấn đề trong trường hợp có tranh chấp phát sinh.

Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu

Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BTC được ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký bản quyền thương hiệu như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 đồng (nếu có yêu cầu gia hạn).
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 đồng.
  • Phí thẩm định đơn đăng ký: 550.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

Ngoài ra, trong quá trình đăng ký cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ phát sinh nhiều phí khác liên quan, quý khách có thể tham khảo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp đính kèm trong Thông tư này để nắm rõ các phí, lệ phí cần chi trả.

Trên đây chỉ là chi phí lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước chưa bao gồm phí dịch vụ soạn thảo chuẩn bị hồ sơ, phí thực hiện việc nộp hồ sơ. Để được thông tin chính xác chi phí trọn gói thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và logo độc quyền quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được báo phí cụ thể, chi tiết.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền theo thủ tục mới ở Cần Thơ

Với đội ngũ luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nên khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền của Luật Long Phan khách hàng sẽ được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề như:

  • Tư vấn thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu, logo theo quy định pháp luật.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo.
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu, logo.
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan trong quá trình đăng ký bảo hộ, logo.
  • Đại diện cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ, logo.
  • Theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ đăng ký bảo hộ, logo và thông báo đến khách hàng nhanh chóng.
  • Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng và quy định pháp luật.
  • Bàn giao kết quả dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo đến khách hàng.

Dịch vụ luật sư đăng ký nhãn hiệu, logoDịch vụ luật sư đăng ký nhãn hiệu, logo

Đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền là thủ tục quan trọng để cá nhân, tổ chức sở hữu thương hiệu bảo vệ quyền lợi của mình trước các đối thủ trên thị trường và tăng khả năng nhận diện đối với khách hàng. Luật Long Phan đã chia sẻ các thông tin xoay quanh về trình tự thủ tục khi đăng ký nhãn hiệu, logo công ty. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể gọi đến hotline 1900636387 để nhận được tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ nhanh chóng.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87