Đăng ký chuyển chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp là khi doanh nghiệp bị sáp nhập có sở hữu tài sản và công ty nhận sáp nhập tiếp nhận tài sản đó. Nắm rõ các quy định của pháp luật về thủ tục trình tự sáp nhập, nghĩa vụ cần phải thực hiện và cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chi phí. Trong bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan cho Quý bạn đọc.
Chuyển chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp
Mục Lục
Trình tự thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ cần: chuẩn bị cho việc đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập tùy thuộc vào việc công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hay không.
Trường hợp công ty nhận sáp nhập không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
- Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
>>>Xem thêm: Thủ tục sáp nhập công ty được thực hiện như thế nào?
Trường hợp công ty nhận sáp nhập có thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
- Kèm theo các giấy tờ quy định về đăng ký doanh nghiệp. (phụ thuộc vào nội dung công ty muốn thay đổi như: tên công ty; địa chỉ trụ sở chính; vốn điều lệ; thông tin người đại diện theo pháp luật (Đối với công ty TNHH còn có thêm thông tin về thành viên công ty); nội dung về ngành nghề kinh doanh…)
Thành phần hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp
Trình tự thực hiện
Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập
- Phương án sử dụng lao động
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập
- Thời hạn thực hiện sáp nhập
Các công ty bị sáp nhập thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế. Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập;
>>>Xem thêm: Thủ tục xác nhập hai công ty lại với nhau như thế nào?
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sáp nhập
Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sáp nhập là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sáp nhập
Quyền và nghĩa vụ của bên bị sáp nhập và bên nhận sáp nhập sau khi tiến hành sáp nhập
Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của bên bị sáp nhập và bên nhận sáp nhập như sau:
- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại;
- Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Quy định về chuyển chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp
Nên song song với việc kế thừa các nghĩa vụ thì công ty nhận sáp nhập cũng được thừa hưởng sở hữu tài sản của công ty bị sáp nhập. Khi chuyển tài sản từ công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập thì khi đăng ký sáp nhập công ty nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp
Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật để đảm bảo về mặt pháp lý. Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về đăng ký chuyển chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, quý khách có thể chọn lựa sử dụng gọi qua Hotline 1900.63.63.87 liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.