Cố ý cản trở thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cố ý cản trở thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã được pháp luật hình sự quy định cụ thể. Người nào có chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án như có hành vi cản trở việc chấp hành án bản án hoặc quyết định của Tòa án có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một số biện pháp xử lý trách nhiệm trong quá trình thi hành án hành chính.

Trách nhiệm hình sư khi cản trở thi hành án hành chính

Trách nhiệm hình sư khi cản trở thi hành án hành chính

Hành vi cản trở việc thi hành án được luật quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định cụ thể: “Cản trở việc thi hành án là hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án”.

Dựa theo quy định trên thì hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án bị chậm trễ, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ theo nội dung của bản án, quyết định hành chính của Tòa án thì hành vi đó được xem là cản trở việc thi hành án hành chính.

Cố ý cản trở việc thi hành án có phải tội phạm?

Người nào có hành vi cản trở việc thi hành án hành chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cản trở việc thi hành án được quy định tại Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Để xác định người có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào các đặc điểm sau:

Cố ý cản trở việc thi hành án là tội phạm xử lý hình sựCố ý cản trở việc thi hành án là tội phạm xử lý hình sự

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, có quyền hạn trong cơ quan nhà nước mới có thể là chủ thể của tội cố ý cản trở việc thi hành án.

Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc theo một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ đó (Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018)

Thực tế, chủ thể của tội phạm này thường là những người có liên quan trực tiếp đến công tác thi hành án như: Chấp hành viên, lãnh đạo Cơ quan thi hành án hoặc là người có chức vụ, quyền hạn khác liên quan.

Khách thể

Tội cản trở việc thi hành án xâm phạm đến hoạt động thi hành án bình thường của những cơ quan có thẩm quyền thi hành án. Không những thế, tội cản trở việc thi hành án còn xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và người được thi hành án.

Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là người được thi hành án, người có trách nhiệm phải thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của Tội cản trở việc thi hành án là những cá nhân lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để gây cản trở, khó khăn cho việc thi hành án thể hiện qua hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án.

Người phạm tội trước hết là cá nhân có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để họ có thể tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc là người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hay tác động đến người có trách nhiệm phải chấp hành án để việc thi hành án không được thực hiện.

Nếu người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc thi hành án thì không phạm tội này mà có thể bị xử lý theo một tội danh khác.

Hành vi phạm tội cản trở thi hành án mang lại hậu quả nghiêm trọng và hậu quả chính là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Hành vi khách quan ở trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Dẫn đến người phải chấp hành án bỏ trốn;
  • Hết thời hiệu thi hành án;
  • Người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
  • Gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên.

Mặt chủ quan

Tội cản trở việc thi hành án có hành vi phạm tội được thực hiện do cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp, tức là đã biết rõ hành vi của bản thân là hành vi trái pháp luật nhằm cản trở việc thi hành án, mong muốn hậu quả hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

>>> Xem thêm: Hành vi không thi hành án hành chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mức hình phạt tội cản trở thi hành án

Trách nhiệm hình sự của người phạm tội đối với Tội cản trở việc thi hành án được quy định tại Điều 381 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Thứ nhất, người nào cố ý cản trở việc thi hành án thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp sau:

  • Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
  • Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
  • Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Thứ hai, tại khoản 2 Điều này cũng quy định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
  • Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư bào chữa tội cản trở việc thi hành án

Hành vi cố ý cản trở thi hành án hành chính có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc xác định tội danh còn phải dựa theo nhiều yếu tố khác. Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:

  • Tiếp nhận thông tin, hồ sơ vụ việc và tư vấn về cấu thành hành vi phạm tội cản trở việc thi hành án;
  • Tư vấn về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và hướng dẫn thu thập các chứng cứ, tài liệu, các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  •  Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia tố tụng, bào chữa tại cơ quan tiến hành tố tụng cho thân chủ;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

Bào chữa tội cản trở việc thi hành án

Bào chữa tội cản trở việc thi hành án

Hành vi cố ý cản trở việc thi hành án hành chính tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà có thể bị xử bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Long Phan PMT, cung cấp các thông tin cơ bản về tội cản trở việc thi hành án hành chính và quy trình luật sư bào chữa tội cản trở việc thi hành án theo yêu cầu của khách hàng. Mọi vướng mắc về dịch vụ quý độc giả vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.63.63.87 để được các luật sư Hình sự giải đáp nhanh chóng và kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87