Có được thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ không?

Có được thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ không? Là câu hỏi thường gặp trong hoạt động thương mại. Ngày càng có nhiều thương nhân vào Việt Nam giao dịch, mua bán, trao đổi, nên khó tránh khỏi khi gặp tình huống này. Vậy pháp luật quy định về việc thanh toán sử dụng ngoại tệ như thế nào? Những lưu ý gì khi thanh toán hợp đồng bằng NGOẠI TỆ? Hành vi vi phạm sẽ được xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề này.

Thanh toán sử dụng ngoại tệ.

Thanh toán sử dụng ngoại tệ.

Ngoại tệ

Ngoại tệ là gì?

Ngoại tệ.

Ngoại tệ.

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định: Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Phân biệt ngoại tệ và ngoại hối

Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện thanh toán trong giao dịch quốc tế, bao gồm các phương tiện sau:

  • Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
  • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
  • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
  • Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
  • Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
  • Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005.

Phân biệt ngoại hối và ngoại tệ:

  • Bản chất: Ngoại hối chỉ các phương tiện thanh toán, có bao gồm ngoại tệ.

Ngoại tệ chỉ các đồng tiền quốc gia, đồng tiền chung.

  • Phạm vi: Ngoại hối rộng hơn ngoại tệ.

Pháp luật quy định về việc thanh toán sử dụng ngoại tệ

Nguyên tắc về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Căn cứ Điều 3, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN  quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:

Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch bao gồm thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Mặt khác, như đã đề cập trên ngoại tệ nằm trong ngoại hối, nên khi sử dụng ngoại tệ cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc của ngoại hối.

Như vậy, chỉ có những giao dịch được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối mới được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Đặt cọc mua bán nhà ở bằng đồng USD có được không?

Thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ có hợp pháp tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 3, 4, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN , chỉ những giao dịch dưới đây mới được phép sử dụng ngoại hối:

  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối;
  • Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
  • Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định pháp luật;
  • Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định…

Những lưu ý khi giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam

Khi giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất: Theo nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam nên chỉ có các giao dịch được pháp luật cho phép mới được sử dụng ngoại hối, thì mới được phép sử dụng, do đó, khi muốn thực hiện, người tham gia giao dịch cần xác định giao dịch của mình có được pháp luật cho phép hay không? Để tránh trách nhiệm pháp lý khi thực hiện.

Thứ hai: Căn cứ Điều 3, Thông tư 20/2011/TT-NHNN, theo đó chỉ có những địa điểm được nhà nước cho phép mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng mới được thực hiện việc mua bán ngoại tệ.

Do đó, khi mua, bán ngoại tệ tiền mặt người thực hiện cần lưu ý vấn đề này.

Địa điểm mua bán ngoại tệ.

Địa điểm mua bán ngoại tệ.

Thứ ba: Đối với hạn mức mua ngoại tệ, mỗi người là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép với mức 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày. (Điều 5 Thông tư 20/2011/TT-NHNN)

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm việc sử dụng ngoại tệ

Căn cứ Điều 23, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, tùy theo mức độ, tính chất, hành vi phạm tội là có các biện pháp xử phạt khác nhau, bao gồm:

Hình thức xử phạt chính bao gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

  • Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam;
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn 01 đến 06 tháng Đình chỉ hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong trường hợp tái phạm đối với hành Vi vi phạm.

Trên đây là bài viết liên quan đến việc thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ có được không. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thanh toán ngoại hối hoặc cần tư vấn Luật hợp đồng. Vui lòng liên hệ Công ty LUẬT LONG PHAN hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG tư vấn. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87