Thủ tục tuyên bố một người đã chết

Tuyên bố một người đã chết là một thủ tục khá phức tạp vì hậu quả pháp lý để lại khi tuyên bố một người đã chết là vô cùng lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người chết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

dieu kiende tuyen bo mot ca nhan chet
Điều kiện để tuyên bố một cá nhân chết

Điều kiện yêu cầu tuyên bố một người đã chết

Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, để yêu cầu tuyên bố một người đã chết thì cần phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Kể từ ngày có quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án sau 03 năm có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Biệt tích sau chiến tranh sau 05 năm, từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức còn sống;
  • Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai sau 02 năm, kể từ ngày xảy ra tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức còn sống;
  • Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có bất kì thông tin xác thực là còn sống; Thời hạn này được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác thực được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Thủ tục tuyên bố một người đã chết

Hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người đã chết

Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người đã chết, người yêu cầu cần phải chuẩn bị các hồ sơ sau đây:

  • Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Đối với loại đơn này, bạn có thể đánh máy hoặc viết tay theo. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn 92 Nghị quyết 01/2017 HĐTP để có thể dễ dàng trong việc làm đơn.
  • Bản sao CMND/CCCD/ Hộ chiếu của người nộp hồ sơ và người được yêu cầu tuyên bố là đã chết;
  • Các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu đã thỏa mãn điều kiện bị tuyên bố là đã chết, quy định tại Điều 391 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

>> Xem thêm: Thủ tục chia di sản của cha đã bỏ nhà đi mất tích.

thu tuc tuyen bo mot nguoi da chet
Thủ tục tuyên bố một người đã chết

Trình tự yêu cầu tuyên bố một người chết

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ đã nêu ở trên.

Bước 2: Ra thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.

  • Khi đã nộp đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết, lúc này Tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.
  • Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết là 04 tháng, được tính từ ngày đăng và phát thông báo đầu tiên.
  • Nếu sau thời gian này, mà không có bất kì một thông tin nào của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố cá nhân đó là đã chết theo quy định tại Điều 393 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 3: Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.

(Điều 391, Điều 392, Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi một bên mất tích.

Thẩm quyền tuyên bố một người đã chết

Theo quy định của BLDS 2015 thì thẩm quyền tuyên bố một người đã chết thuộc về Tòa án. Người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền.

Khi Tòa án đã kết luận và ra quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân – gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

(Điều 392 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

tham quyen tuyen bo mot nguoi da chet
Thẩm quyền tuyên bố một người đã chết

Hậu quả pháp lý sau khi tuyên bố 1 cá nhân đã chết

  • Về tư cách chủ thể: Trong trường hợp quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một cá nhân có hiệu lực thì  thì tư cách chủ thể của cá nhân đó chấm dứt hoàn toàn. Từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó, từ quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, các giao dịch dân sự.
  • Về quan hệ nhân thân: Quan hệ hôn  nhân, gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt. Các quan hệ nhân thân khác cũng chấm dứt tương tự. Nếu vợ hoặc chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kiết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
  • Về quan hệ tài sản: Cũng được và  tuyên bố như đối với người đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  • (Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015)

Trên đây là nội dung tư vấn thủ tục yêu cầu tuyên bố một người đã chết. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến HỒ SƠ YÊU CẦU hoặc muốn tìm hiểu thêm về HẬU QUẢ PHÁP LÝ của vấn đề này, xin vui lòng xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Xin cám ơn.

Scores: 4.5 (67 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87