Có bị khởi tố hình sự khi không có yêu cầu của người bị hại?

Có bị khởi tố hình sự khi không có yêu cầu của người bị hại luôn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi bản thân hoặc người thân của mình có liên quan đến một vụ án hình sự. Vậy có phải mọi hành vi phạm tội đều sẽ bị khởi tố hình sự? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và cung cấp cho quý bạn đọc những quy định về khởi tố vụ án hình sự .

Không có yêu cầu của bị hại có bị khởi tố
Không có yêu cầu của bị hại có bị khởi tố

Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra.

Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi xác định đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Như vậy, yêu cầu của bị hại chỉ là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố, do đó:

  • Nếu chỉ có yêu cầu khởi tố mà không có dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố vụ án hình sự;
  • Nếu có dấu hiệu tội phạm nhưng rơi vào trường hợp cần yêu cầu của người bị hại mà không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì không khởi tố vụ án hình sự.
  • Nếu có dấu hiệu tội phạm nhưng không rơi vào trường hợp cần yêu cầu của bị hại thì dù bị hại không yêu cầu khởi tố thì hành vi có dấu hiệu tội phạm vẫn sẽ bị khởi tố
Không phải mọi dấu hiệu tội phạm đều sẽ bị khởi tố
Không phải mọi dấu hiệu tội phạm đều sẽ bị khởi tố

>>>Xem thêm: Các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định mới nhất

Khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại

Như đã phân tích ở trên, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì sẽ có những trường hợp mặc dù có dấu hiệu tội phạm nhưng hành vi đó vẫn sẽ không bị khởi tố nếu không có yêu cầu của người bị hại.

>>>Xem thêm: Những trường hợp nào chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại

Các trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại nếu dấu hiệu tội phạm thuộc quy định tại Khoản 1 của các Điều sau đây trong Bộ luật Hình sự:

  • Điều 134: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Điều 135: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
  • Điều 136: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
  • Điều 138: tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
  • Điều 139: tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
  • Điều 141: tội hiếp dâm
  • Điều 143: tội cưỡng dâm
  • Điều 155: tội làm nhục người khác
  • Điều 156: tội vu khống

Tóm lại, đối với những trường hợp đã được liệt kê bên trên, nếu bị hại không có yêu cầu khởi tố thì hành vi có dấu hiệu tội phạm cũng sẽ không bị khởi tố.

Có 09 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại
Có 09 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

>>> Xem thêm: Những trường hợp nào chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại ?

Hậu quả pháp lý khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố

  • Trường hợp tội phạm không thuộc nhóm chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại: việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
  • Trường hợp tội phạm thuộc nhóm chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại: nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đình chỉ vụ án.

Lưu ý:

  • Nếu phía bị hại rút yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức thì vẫn tiếp tục việc tiến hành tố tụng đối với vụ án
  • Bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không được yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
  • Trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, việc rút yêu cầu của bị hại đều dẫn đến hệ quả là vụ án bị đình chỉ (tham khảo Công văn 254/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao).

Vai trò của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Việc yêu cầu luật sư bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình hoặc người thân là vô cùng cần thiết. Tại Công ty Luật Long Phan PMT, Chúng tôi cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa như sau:

  • Gặp gỡ bị can để trao đổi, hướng dẫn bị can thực hiện các quyền của mình;
  • Tham gia hỏi cung, đối chất để bảo vệ tính khách quan của vụ án cũng như đảm bảo an toàn cho bị can;
  • Nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho bị can;
  • Tham gia trình bày, tranh luận tại các phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi của bị can.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về vấn đề liệu rằng một người có bị khởi tố hình sự khi không có yêu cầu của người bị hại. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc hay các vấn đề cần được giải đáp liên quan đến lĩnh vực hình sự thì có thể gọi ngay vào Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hình sự. Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín.

Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(2) bình luận “Có bị khởi tố hình sự khi không có yêu cầu của người bị hại?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Hà Thanh Thảo says:

    Cho hỏi người vợ chơi hụi mà chồng không biết đến khi không có khả năng đóng.chồng bán nhà trả nợ cho vợ nhưng số tiền không đủ vậy người chồng có bị ảnh hưởng không . Xin cám ơn luật sư.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Theo Khoản 2 Điều 27 và Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
      Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ sau:

      1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
      2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
      3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
      4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
      5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
      6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
      Như vậy, nếu vợ của bạn vay phần tiền chơi hụi để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, và khi bị chủ nợ khởi kiện ra tòa án thì bạn có nghĩa vụ liên đới trong việc trả nợ.
      Nếu bạn chứng minh được việc vay tiền trên của vợ bạn sử dụng vào mục đích riêng, không sử dụng vào sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về khoản vay này thì về nguyên tắc, bạn không có nghĩa vụ liên đới trả khoản nợ đó cùng vợ bạn.
      Trân trọng!

  Miễn Phí: 1900.63.63.87