Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không? Đây còn là vướng mắc của nhiều người. Trước hết, sổ tiết kiệm là một nguồn tài sản tích lũy mang tính lâu dài, là căn cứ chứng minh số tiền gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà người gửi được hưởng. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề khi nào chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên và cách thức để thực hiện việc rút tiền.

rút tiền sổ tiết kiệm

Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Quy định về việc đứng tên sổ tiết kiệm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, nội dung thẻ tiết kiệm sẽ thể hiện họ tên số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Do đó, việc đứng tên trên sổ tiết kiệm có thể là cá nhân hoặc đứng tên chung.

Điều kiện để chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

  • Hai vợ chồng cùng đứng tên một sổ tiết kiệm.
  • Vợ làm văn bản uỷ quyền cho chồng đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm.

Trong trường hợp vợ đứng tên sổ tiết kiệm, cần xác định rõ số tiền gửi vào sổ tiết kiệm được hình thành như thế nào?

  • Nếu số tiền này được gửi tiết kiệm trước thời kỳ hôn nhân hoặc được người thân tặng cho, để lại thừa kế cho người vợ thì trong trường hợp này số tiền tiết kiệm là tài sản riêng của vợ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Nếu trong trường hợp vợ chồng bạn có tranh chấp về phần tài sản này khi ly hôn mà người vợ không có bằng chứng chứng minh đây là tài sản riêng của mình thì số tiền này sẽ được mặc định là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
  • Nếu số tiền này là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa hai vợ chồng thì dù người vợ đứng tên một mình trên sổ thì đây cũng được coi là tài sản chung theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi đó, theo nguyên tắc phân chia tài sản thì sẽ chia đôi, có tính đến một số yếu tố khác.

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn

Cách thức rút tiền

rút tiền tiết kiệm theo thừa kế hoặc theo ủy quyền

Cách thức rút tiền

Rút tiền theo quyền thừa kế

Nếu người vợ đột ngột qua đời phải có di chúc ghi rõ để lại sổ tiết kiệm để lại cho chồng thì người chồng mới được rút tiền trong sổ tiết kiệm vợ đứng tên.

Những giấy tờ cần thiết để được rút tiền:

  • Sổ tiết kiệm của vợ.
  • CMND/ Căn cước/ Hộ chiếu của chồng.
  • Nếu có người khác đồng thừa kế thì phải có giấy uỷ quyền của các đồng thừa kế khác cho người chồng đến ngân hàng rút tiền.
  • Giấy chứng tử của vợ hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố 1 người đã chết.
  • Di chúc của người vợ để lại (di chúc là bản chính, nếu là bản sao phải có công chứng của cơ quan có thẩm quyền là hợp pháp).

Nếu người vợ đột ngột qua đời nhưng không để lại di chúc thì để rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, người chồng cần có giấy tờ chứng minh quyết định phân chia tài sản thừa kế (hoặc văn bản thoả thuận phân chia tài sản của những người thừa kế hợp pháp và có chữ ký của những người thừa kế hợp pháp và được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế tiền gửi tiết kiệm

Rút tiền theo giấy ủy quyền

Vì lý do sức khoẻ, công việc hay vì bất kỳ lý do gì mà người vợ không thể đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm, người vợ có thể ỦY QUYỀN cho chồng rút tiền sổ tiết kiệm do vợ đứng tên. Việc uỷ quyền phải được thể hiện qua văn bản theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy uỷ quyền rút tiền tiết kiệm do ngân hàng nơi có khoản tiết kiệm của người vợ cấp hoặc giấy uỷ quyền theo mẫu của địa phương, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Những giấy tờ cần thiết để rút tiền:

  • Giấy uỷ quyền,
  • CMND/ Hộ chiếu của chồng.
  • Phiếu yêu cầu rút tiền sổ tiết kiệm (do nhân viên của ngân hàng cung cấp).

tư vấn rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

Rút tiền theo giấy ủy quyền

Luật sư tư vấn về trường hợp chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên

  • Luật sư giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý khi chồng rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên.
  • Trực tiếp hướng dẫn soạn thảo các giấy tờ cần thiết.
  • Tư vấn các thủ tục cần thiết để tiến hành để rút tiền.
  • Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp phát sinh.
  • Tham gia tố tụng và đại diện cho khách hàng trong các trường hợp cần thiết.

Trên đây là nội dung bài viết giải đáp về vấn đề điều kiện để chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên, cũng như các thủ tục để thực hiện việc rút tiền. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng còn vướng mắc,  cần hỗ trợ, xin đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân gia đình. Xin cảm ơn.

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(6) bình luận “Chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm vợ đứng tên hay không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Pham manh says:

    Xin chao.ban có thể cho minh hỏi .vợ minh có đứng tên sỗ tiết kiện ở ngân hàng và chuẫn bị đến hạn rút .Do vk minh đi nước ngoai va bây giờ dịch bệnh ko về dk .vậy mih là chồg minh có thể rút ra.hoặc gửi thêm ra hạn dk ko ạ

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn, trong trường hợp vợ của bạn vì lý do nào đó mà không thể rút tiền tiết kiệm thì có thể làm thủ tục ủy quyền cho bạn rút tiền thay tại ngân hàng.
      Trân trọng!

  2. Nguyễn thị hằng says:

    Xin chào.có thể cho em hỏi hiện tại e đang ở nước ngoài và e có gửi tiền tiết kiệm nhờ gia đình đóng và giờ sổ tiết kiệm đã hết kỳ hạn mà e chưa thể về rút được.Vậy e có thể gia hạn hợp đồng thêm mấy tháng không ạ.

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Tại Điều 15 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có quy định:
      Vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm, nếu người gửi tiền không đến rút tiền và không có yêu cầu hoặc thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng kéo dài thêm một thời hạn mới theo quy định của tổ chức tín dụng về hình thức tiền gửi tiết kiệm đó.
      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp khi gửi tiền tiết kiệm mà người gửi không thực hiện việc rút tiền và cũng không có yêu cầu khác thì kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm được tiếp tục gia hạn. Kỳ hạn mới đó kéo dài bao lâu tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  3. Phạm Thị Mỹ Diệu says:

    Cho e hỏi ạ: Ba em có mở sổ tiết kiệm tại Ngân hàng agribank chi nhánh Gia Lai và trên sổ chỉ đứng tên Ba. Cuối năm 2020 Ba e bị tai biến, hiện tại đã bị liệt và không còn tỉnh táo. Em đã nhiều lần đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm để làm việc và trình bày về việc để cho mẹ rút sổ tiết kiệm để có chi phí chữa bệnh cho Ba, nhưng ngân hàng trả lời rằng không được rút hộ (Ở các Ngân hàng khác thì được rút với điều kiện có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ sở y tế nhưng Agribank thì không), trừ khi Ba e mất thì khoản tiền tiết kiệm này mới được rút. Cho em hỏi Ngân hàng Agribank làm như vậy có đúng không và để rút được tiền thì cẩn có nhwungx thủ tục gì ạ? Em cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Để bảo vệ quyền của người gửi tiền tiết kiệm, ngân hàng quy định chặt chẽ về các vấn đề rút tiền từ tài khoản tiết kiệm theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN. Gia đình bạn đến ngân hàng yêu cầu rút tiền mà không có giấy tờ của Tòa án và các giấy tờ nhân thân, hóa đơn viện phí thì Ngân hàng sẽ không cho gia đình bạn rút tiền.
      Việc ba bạn bị tai biến, hiện tại đã bị liệt và không còn tỉnh táo được xét là người mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 BLDS 2015. Gia đình bạn có thể lấy giấy giám định của bệnh viện để làm thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố ba bạn là người mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình 2014, thì mẹ bạn nếu đủ điều kiện sẽ là người giám hộ của ba bạn. Theo quy định tại Điều 58 BLDS 2015 thì người giám hộ có quyền đại diện cho người cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Sau khi có quyết định của Tòa án về việc xác định mẹ bạn là người giám hộ của ba bạn thì gia đình bạn có thể mang đến ngân hàng để giải trình về vấn đề này để rút tiền từ tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng của ba bạn.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  Miễn Phí: 1900.63.63.87