Thủ tục cưỡng chế thi hành án được thực hiện như thế nào?

Thủ tục cưỡng chế thi hành án được thực hiện như thế nào? là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Thi hành án là bước quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc trả lời được những thắc mắc liên quan thủ tục CƯỠNG CHẾ thi hành án trong pháp luật hình sự và pháp luật dân sự.

Thi hành án là gì?

Thi hành án là việc cơ quan có thẩm quyền dùng các nguyên tắc, thủ tục và biện pháp đúng pháp luật thực thi quyết định, bản án của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại. Hiện nay, ngoài cơ quan thi hành án, các Văn phòng Thừa phát lại cũng được trao thẩm quyền thi hành án.

Khái niệm cưỡng chế thi hành án

Hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự đối với pháp nhân được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Cưỡng chế thi hành án là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong pháp luật dân sự. Cưỡng chế thi hành án hình sự chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.

Khi các chủ thể phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được nêu trong quyết định, bản án. Chủ thể có thẩm quyền nêu trên sẽ áp dụng các BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ thi hành đối với người phải thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Thủ tục cưỡng chế thi hành án

Cưỡng chế thi hành án

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án

Cưỡng chế thi hành án dân sự

Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, sau 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế

Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; Thời gian, địa điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế.

Bước 3:Tiến hành cưỡng chế

Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói trên tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án

Cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại

Theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự 2019, Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.

Các biện pháp cưỡng chế Thi hành án bao gồm:

  • Phong tỏa tài khoản.
  • Kê biên tài sản
  • Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Tùy vào loại biện pháp cưỡng chế mà trình tự, thủ tục cưỡng chế Thi hành án được thực hiện khác nhau.

Trình tự, thủ tục này được quy định rõ tại các mục Mục 1, Mục 2, Mục 3 Chương II Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Pháp nhân thương mại là gì

Cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại

Luật sư Long Phan PMT tư vấn về thi hành án và cưỡng chế thi hành án

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại
  • Đại diện theo ủy quyền trong các công việc với cơ quan thi hành án

Trên đây là bài viết của chúng tôi thủ tục cưỡng chế thi hành án được thực hiện như thế nào. Nếu còn có thắc mắc về thi hành án dân sự, hình sự hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

6 thoughts on “Thủ tục cưỡng chế thi hành án được thực hiện như thế nào?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT, bạn trình bày cụ thể vấn đề của mình để luật sư giải đáp hoặc vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để luật sư trực tiếp tư vấn.

  1. Nguyễn thị thuy says:

    E muốn nhờ luật sư tư vấn ạ
    Năm 2014 ck e có sảy ra tai nan giao thông và năm 2016 tòa có sét sử và yc ck vk ck e phải bồi thưoengf số tiền là 69.000000 nhưng gđ e chưa ó đk để bồi thường vì ck e k công ăn việc làm,e là gv mần non ,sổ lương đã vay ngân hàng và trả nọe hàng tháng,còn lại nuôi 3 con nhỏ,e chỉ là liên đơi phải bồi thường với hoàn cảnh của e thì cục thi hành án có được khâu trừ lương vủa e để bồi thường k ạ.làm vậy đúng hay sai ạ.luật sư cjo e ý kirns với ạ

  2. Đăng thi thanh nga says:

    Tôi xin được tư vấn Hiện gđ đã khởi tố ra toà án xong. Chuyển qua thi hành án Nhưng đã 2 năm bên thi hành án ko thực hiện nghĩa vụ cho gđ nên muốn nhờ hô trợ giúp cho gia đình xin cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87