Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những quyết định có thể được Tòa án ban hành trong quá trình tố tụng. Vậy việc bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường? Cơ chế ra sao? Hãy cùng Luật sư dân sự tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đang giải quyết vụ kiện tại tòa

Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tòa án

  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự  (TTDS) 2015 thì Tòa án chỉ có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các khoản 1,2,3,4 và 5 Điều 114 trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 135 Bộ luật TTDS.
  • Tuy nhiên khi Tòa án áp dụng biện pháp tạm thời mà không đúng lại dẫn đến thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thuộc vào một trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 113 Bộ luật TTDS thì Tòa án phải bồi thường và việc bồi thường này sẽ phải theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp

  • Theo Khoản 1 Khoản 2 Điều 111 Bộ luật TTDS 2015 thì các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Theo đó, người yêu cầu Tòa án áp dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình căn cứ theo Khoản 1 Điều 113 Bộ luật TTDS 2015.
  • Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đối với Tòa án

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án sẽ phát sinh trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 113 Bộ luật TTDS 2015 như sau:

  • Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

>>> Xem thêm: Khi nào được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong án dân sự?

Đối với người yêu cầu

  • Trong quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó thì để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của người yêu cầu sẽ cần hội đủ các điều kiện là có hành vi trái luật, có thiệt hại, có quan hệ nhân quả và xem xét yếu tố lỗi.
  • Trong quy định chuyên biệt tại Bộ luật TTDS 2015 thì người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường, điểm khác biệt so với quy định của BLDS là không bị phụ thuộc, không cần xem xét vào yếu tố lỗi của người yêu cầu.
  • Việc xem xét việc buộc người yêu cầu phải bồi thường xuất phát từ việc đây là biện pháp khẩn cấp, Tòa án không có thời gian để kiểm tra kỹ các điều kiện hợp pháp, nếu kiểm tra kỹ thì rất mất thời gian không còn tính khẩn cấp nữa, vì vậy người yêu cầu có thể phải gánh chịu rủi ro từ việc áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc người yêu cầu phải có trách nhiệm xem xét cẩn trọng hơn.

Xác định thiệt hại

  • Theo quy định trong Bộ luật TTDS 2015 thì có đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại tuy nhiên không có quy định cụ thể thiệt hại trong trường hợp này là như thế nào.
  • Thực tế, nhiều trường hợp Tòa án quay sang áp dụng các quy định về xác định thệt hại trong pháp luật dân sự cụ thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó các thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Ví dụ như trường hợp phải bồi thường các thiệt hại do nhà bị phong tỏa từ quyết định áp dụng không đúng luật.

>>> Xem thêm: Thẩm phán không chịu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì làm gì

Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường

Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường

Cơ chế đối với cơ quan nhà nước

  • Theo Bộ luật TTDS 2015 đã quy định rõ về cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể trường hợp áp dụng không đúng mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường và việc bồi thường này cũng được quy định là phải theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
  • Theo đó, căn cứ theo Điều 16 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP thì sau khi nhận được đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Chánh án Tòa án chuyển ngay cho Thẩm phán đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị để xem xét, về trình tự thủ tục cũng sẽ theo Nghị quyết này.

Cơ chế dân sự thông thường đối với người yêu cầu

  • Đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Bộ luật TTDS 2015 không viện dẫn đến Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước nên không áp dụng cơ chế tại Luật đó.
  • Thực tế cơ chế đối với người yêu cầu trong trường hợp này sẽ quay sang các quy định thông thường áp dụng cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự.

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87