Ai phải có mặt khi thực hiện khám xét chỗ ở

Khám xét chỗ ở đang là biện pháp được thực hiện phổ biến trong tố tụng hình sự nhưng cũng dễ xâm phạm đến quyền con người. Ai phải có mặt khi thực hiện khám xét chỗ ở là vấn đề cần được làm rõ để việc khám xét được tiến hành đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người đó. Qua bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề cơ bản về biện pháp khám xét chỗ ở.

Ai phải có mặt khi thực hiện khám xét chỗ ởAi phải có mặt khi thực hiện khám xét chỗ ở

Căn cứ khám xét chỗ ở

  • Khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án thì việc khám xét chỗ ở được thực hiện.
  • Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
  • Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015

>> Xem thêm: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Thẩm quyền ra quyết định khám xét chỗ ở

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 193 BLTTHS 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở gồm:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Đối với trường hợp khẩn cấp, những người sau đây có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở gồm:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,…
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

>> Xem thêm: Tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở 

Khi tiến hành khám xét chỗ ở thì cần có mặt những ai?

Khi tiến hành khám xét chỗ ở, theo quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTHS 2015:

  • Phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở;
  • Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn;
  • Người chứng kiến.
  • Thực tiễn khám xét thường cử người chứng kiến đại diện chính quyền là Trưởng, Phó Công an xã, phường, thị trấn.
  • Người chứng kiến khám xét chỗ ở phải là người có tư cách đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn như Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Những người cần có mặt khi thực hiện khám xét chỗ ởNhững người cần có mặt khi thực hiện khám xét chỗ ở

>> Xem thêm: Thủ tục khám xét chỗ ở đúng quy định

Có được khám xét chỗ ở khi không có mặt người đó hay không?

  • Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTHS 2015, khi tiến hành khám xét chỗ ở vẫn có thể vắng mặt người đó nếu người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở có mặt.
  • Hoặc trong trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Một số lưu ý khi tiến hành khám xét chỗ ở

Theo quy định tại khoản 5 Điều 195 BLTTHS 2015, khi tiến hành khám xét chỗ ở thì những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở

  • Tư vấn thủ tục khám xét chỗ ở
  • Hướng dẫn cho khách hàng những việc cần làm khi có khám xét chỗ ở
  • Đưa ra một số lưu ý khi bị khám xét chỗ ở
  • Tư vấn các thủ tục khởi kiện và soạn thảo các đơn từ khởi kiện cho khách hàng, tham gia thủ tục tố tụng tại Tòa án giành quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;

Dịch vụ luật sư tư vấnDịch vụ luật sư tư vấn

Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc cần luật sư tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục thực hiện khám xét chỗ ở cụ thể cần giải đáp thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay qua 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87