Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung

Giải quyết tranh chấp lối đi chung là đưa ra các phương án hiệu quả giải quyết tranh chấp tiết kiệm thời gian. Có nhiều phương án giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải và khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Bài viết dưới đây của Chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung.

Quyền mở lối đi chúng của bất động sản liền kề
Quyền mở lối đi chung của bất động sản liền kề

Quyền về lối đi qua

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản LIỀN KỀ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

(Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015)

>> Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Bị Hàng Xóm Tự Ý Mở Lối Đi Qua

Thỏa thuận về mở lối đi chung

  • Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.
  • Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
Xac dinh loi di chung theo quy dinh cua phap luat
Xác định lối đi chung theo quy định của pháp luật

Hướng giải quyết tranh chấp

Tranh chấp lối đi chung là một tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Do đó, trong trường hợp một bên nhất quyết không mở lối đi cho bên còn lại xem xét các quy định của Luật Đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Vậy có phải mọi tranh chấp liên quan đến đất đai phải thực hiện hòa giải không?  Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 05 tháng 05 năm 2017:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.

Hòa giải cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện
Hòa giải cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định như sau:

Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án Nhân dân giải quyết theo khoản 1, Điều 203, Luật Đất đai 2013

Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án theo Khoản 2, Điều 203, Luật Đất đai 2013.

Trong trường có đơn xin hợp lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền thì:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.  Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Trên đây là bài viết liên quan đến giải quyết tranh chấp lối đi chung. Luật Long Phan tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Luật Long Phan qua hotline 1900636387 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Scores: 3.37 (8 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

35 thoughts on “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung

  1. Nguyễn mịnh trí says:

    Tôi có mua một lô đất có con đường từ khi khai hpang hôm nay họ rào lại không cho đi
    Tôi có gởi đơn lên tòa án tòa bảo thuộc quản lý đât đai không phảitranh chấp đât đai

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Trí,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 về quyền đối với lối đi như sau:
      Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
      – Về vấn đề lối đi chung trong trường hợp của bạn, cần phải xem xét liệu con đường đó có thuộc quyền sở hữu của người rào lại hay không, nếu thuộc phần đất của người rào lại thì bạn không thể yêu cầu dỡ hàng rào làm lối đi chung. Trừ trường hợp, ngoài con đường này ra, không còn con đường nào khác dẫn vào lô đất của bạn, trong trường hợp này, bạn có thể khởi kiện lên Tòa án yêu cầu mở lối đi chung. Trong trường hợp vẫn còn con đường khác để đi vào lô đất của bạn, thì không được yêu cầu mở lối đi.
      – Trường hợp con đường này không thuộc quyền sở hữu của người rào lại thì bạn có thể báo với chính quyền địa phương để yêu cầu ngươi này tháo dỡ hàng rào, trả lại lối đi chung.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi gặp luật sư chuyên mảng đất đai của công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời, qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng !

    • Đỗ thị trang says:

      Cho tôi xin hỏi .nhà tôi có mảnh đất của tồ tiên để lại và có chung 1 lối đi .vài năm trc đây nhà anh x ở bên trong có làm cổng sát côn nhà tôi để chiếm lối đi k cho nhà tôi mở rộng ra .và hiện nay nhà tôi cắt 2 mảnh đất và mở công vào lối đi chung dọc theo lối đi nhưng mhag anh x k cho.và tôi đc lối đi đó đc quyền quản lý của ubnn cấp xã.vậy nhà tôi nên làm ntn

      • Phan Mạnh Thăng says:

        Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi chung:
        “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
        Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
        Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
        Như bạn đã thông tin, bạn và nhà anh X có hai mảnh đất liền kề với nhau, từ lâu đã thỏa thuận về vị trí, diện tích, kích thước, đảm bảo cho việc thuận tiện đi lại qua lối đi chung. Tuy nhiên nhà anh X ở phía trong đã làm cổng sát với cổng nhà của bạn gây cản trở việc mở rộng ra vào lối đi chung của gia đình bạn.
        Vậy xác định đây là tranh chấp đất đai theo quy định tại Luật Đất đai 2013, do đó căn cứ Điều 2020 Luật Đất đai 2013, gia đình bạn và gia đình anh X tiến hành tự thỏa thuận về giải quyết lối đi chung với nhau. Nếu hai bên không tự hòa giải được thì bạn làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến UBND cấp xã nơi có đất để được hòa giải. Cũng theo như thông tin mà bạn cũng cấp thì bạn được tin lối đi chung này được sự quản lý của UBND cấp xã, nếu thông tin này là đúng thì UBND sẽ tiếm hành xác thực thông tin cho bạn.
        Trong trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành, hai bên không thống nhất được ý kiến thì gia đình bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp đất theo điểm c, khoản 1, Điều 39 và điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Đơn khởi kiện được quy định tại Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện của Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  2. huong says:

    toi co mieng dat,co de loi di chung voi ba ho khac,ma tren so hong cua toi co5m dat con loi di khong co de bao nhieu,ma toi co cat nha lan tren loi di 4tat vay co phai dap bo 4tat do hay khong ,mong luat su tu van dum

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Đối với trường hợp của bạn cần xem xét trên nhiều khía cạnh và tài liệu có liên quan, Chúng tôi kiến nghị bạn sắp xếp thời gian liên hệ trực tiếp với hotline để được tư vấn chi tiết và cụ thể

      • Khách says:

        Luật sư cho em hỏi đất nông nghiệp nhà đã có sổ đỏ từ hồi xã Dun là không có lối đi nhưng sau đó tách ra xã IaPal có lối đi Là do cái lối đi đó là gia đình em tự bỏ ra nhưng bây giờ hộ ông B (tức là người ở trong) họ kiện nói là lối đi đó là lối đi chung Bây giờ xã IaPal bảo gia đình

        nh em đo đất để kiểm tra lại nếu thừa thì đất của nhà nước

        • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  3. Vo danh nghia says:

    Tôi có miếng đất khai hoang trồng cây hàng năm hơn 4hecta. Nhưng khi đi làm thủ cấp thì cán bộ địa chính nói vượt hạn mức. Và bắt tôi lên địa chính huyện làm thủ tục chỉnh lý lại thửa đất đó thành 2hec và phần còn lại là thuê đất. Vậy khi lên chi nhánh đăng ký thì họ bảo không chỉnh lý thành 2 thửa được. Vì chưa có giấy chứng nhận qsdđ. Địa chính huyện nói vậy có đúng k.

    • Khách says:

      Nhà tôi có 1 lô đất nằm dưới rẫy của ông B có đường đi 3 mét đi bên ranh đất ông B năm 2015 nhà ông B cưa su nên nhà ông B chừa nhà tôi đi dưới đuôi rẫy nhà ông B để đi lên đường đến năm nay nhà tôi cưa su thì bên đường kia người ta không cho đi người ta nói đường họ mua nên họ kêu nhà tôi đi lại đường cũ .tôi có lên nói ông B để lại đường cũ cho nhà tôi đi mà nhà ông B không chịu ông B nói ông làm vô sổ đỏ hết rồi nên không có đường đi nữa

      • Phan Mạnh Thăng says:

        Điều 254 BLDS 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
        Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản LIỀN KỀ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
        Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.
        Trong trường hợp, nhà của bạn không còn bất kỳ một lối đi ra nào khác hoặc có nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn thì có thể tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
        Trân trọng!

  4. Sang says:

    Tôi mua thưa đất do chu đâu tư phân lô. Nhà đầu tư co giành lối đi chung cho từng hộ. Nhưng kg co giấy to chưng minh. Nay các thưa đất đã ban hết. Nhưng đương đi bị nhà đâu tư ban đầu lây lại. Vậy chung tôi co cách nào đe giu lối đi chung.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Điều 254 BLDS 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

      Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản LIỀN KỀ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

      Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc. Trong trường hợp, nhà của bạn không còn bất kỳ một lối đi ra nào khác hoặc có nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn thì có thể tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
      Trân trọng!

  5. Nguyễn Quỳnh Anh says:

    Xin chào Luật sư. Tôi muốn hỏi mảnh đất nhà tổ tiên gia đình tôi đang ở bề ngang 9m, bên trái thẳng còn bên phải bị hẹp xéo dần từ đoạn giữa đên đuôi do hàng xóm lấn qua hơn 1m từ lâu. Sau đó nó được bà Cố di chúc chia cho người con gái 3m ngang bên phải. Không ghi rõ về phần đuôi đất thiếu sẽ chia thế nào, bây giờ đang có tranh chấp vì bên người con gái đó mất giao thừa kế cho anh trai ở riêng nơi khác, họ muốn nhận đầy đủ 3m đất ngang trên và ngang 3m đuôi. Vậy thì theo Luật sư nhà tôi có được hưởng 6m ngang đuôi phía đuôi ko hay phải chia đều sự thiếu đất cho cả hai? Nếu được sự tư vấn của luật sư tôi vô cùng biết ơn.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi, về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Trường hợp đất của bà cố bạn để lại là 9m2, đã chia thừa kế theo Di chúc cho người con gái, sau đây gọi là Cô của bạn. Thì cô sẽ được hưởng 3m2 đất theo di chúc và 1 phần của 6m2 còn lại chia theo pháp luật. Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì sẽ chia theo hàng thừa kế, hàng thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản.
      Hiện nay, vì đất đã được chia theo di chúc, nên người cô sẽ được 6m2 đất. Người cô mất thì toàn con trai sẽ được thừa kế 6 m2 đất này. Nên gia đình bạn chỉ được sở hữu 3m2. Còn phần đất 3m2 đuôi hay ở 3m2 đất giữa thì hai bên tự thỏa thuận với nhau.
      Tuy nhiên, phần đất ở giữa đã bị nhà hàng xóm lấn chiếm đất đã lâu, đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 12 Luật Đất đai 2013. Do đó bạn có thể yêu cầu hàng xóm trả lại đất, nếu không được chấp thuận thì gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để hòa giải tranh chấp đất đai. Trường hợp hòa giải không thành thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết theo Điều 203 Luật Đất đai:
      “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
      1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
      2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
      a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
      b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
      Đơn khởi kiện được quy định theo mẫu số 23 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Trình tự, thủ tục khởi kiện tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015/
      Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Quý Luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

  6. Lâm Bá Vũ says:

    Chúc sức khỏe của luật sư. Mình có tình huống này nhờ luật sư tư vấn giúp. Trước kia nhà gia đình mình có con mương dài khoảng 43m rộng trung bình 2m5 đã không sử dụng từ lâu. Năm 2019 đoạn đầu con mương 10m đã bị phân lô bán nền, 23m cuối thì nhà đối diện đã lấp lại, còn 10m ở giữa gia đình tôi thấy cỏ mọc um tùm nên có xây phòng chống lụt cho mẹ già và tụi nhỏ khi nước lớn, trước khi xây tôi có xin CT xã ok nhưng ko có giấy tờ. Nay khi thay CT mới thì bắt buộc gia đình tôi phải tháo dỡ dù mẹ tôi xin để lại khi nhà nước lấy sẽ tháo dỡ ko yêu cầu gì. Gia đình tôi đã tháo dỡ trong sự uất ức mà ko biết làm sao. Con mương nhà nước quản lý mà đoạn đầu đã bán, giờ mẹ tôi già cả xin ở nhờ mà ko dc. Rất mong luật sư tư vấn giúp và tôi sẽ cung cấp thêm thông tin. Xin chân thành cảm ơn.

  7. Phạm đại sụ says:

    Tôi có rẫy cao su đã đực cấp QSDĐ và phía trên rẫy cao su nằm trên đường tỉnh lộ đất quy hoạch dân cư chưa cấp quyền SDĐ. Hiện nay rẫy cao su đã bán cho chủ khác, nay tôi làm thủ tục cấp QSDĐ đất đối với lô đất măt đường nhưng UBND xã không xử lý hồ sơ vì có chủ đất ở phía dưới rẫy cao su gửi đơn lên UBND xã đề nghị tôi để lối đi, họ không thỏa thuận trực tiếp với gia đình tôi vậy phải giải quyết thế nào. Đất nầy gia đình tôi đã nhận tiền cọc và sẽ bán luôn cho chủ đã mua rẫy cao su của tôi sau khi cấp QSDĐ.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  8. Khách says:

    Cho mình hỏi mình có mua một lại mảnh đất của anh trai mình lúc anh ấy mua thì ko có đường xong 2 nhà gần nhau đổi đất cho nhau để lấy đường đi . nhưng bây giờ mình mua lại của anh trai đi đc một thời gian giờ họ chắn đường ko cho mình đi nữa mà xung quanh nhà mình ko có đường nào nữa xin hỏi luật sư giờ mình giải quyết thế nào ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  9. Bùi Ánh Ngọc says:

    Nhà tôi có một thửa đất rộng 3ha do bố tôi khai phá khi đất còn hoang hoá. Ngày đó đường đi ngay trước nhà, bố có tôi có cắt ra 7 Sào bán cho một người khác cách nhà không xã và họ đi tắt qua vườn nhà khác để đi qua canh tác. Sau một thời gian vào năm 1994 thì con đường đó dời đi xa khỏi nhà tôi 70m nên nhà tôi đã xin chủ đất để cho một con đường đi về phía đường lớn mới mở. Mảnh đất 7 sào nhà tôi bán đi kia trước mặt toàn là sình hoang không có đường đi lên con đường lớn kia nên đã bán lại cho một người khác . Vì không có đường đi nên tôi đã Vượt ao lên làm đường cho nhà kế bên đi nhờ và cho đi nhờ luôn đường của nhà tôi lúc bấy giờ đang đi để đi ra đường chính. Đến giờ họ đã đòi luôn đó là đường chung và năm 2016 cũng đi vào bản đồ mới là đường chung. Nhưng bản đồ cũ con đường đó chỉ có đi vào phần đất nhà tôi và tôi có đầy đủ giấy tờ xác minh đó là con đường được chủ đất có con đường nhà tôi đi ngang cho lại. Vậy con đường này có được xét là đường riêng của nhà tôi nữa không. Xin cty luật tư vấn giúp tôi!!!

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 và gửi hồ sơ, tài liệu để luật sư chuyên môn nghiên cứu và phản hồi bằng thư tư vấn. Trân trọng./.

  10. Lê Thị Phượng says:

    Tôi có mua 1 ngôi nhà từ năm 2014. Nhà có 1 ngõ xóm chỉ mình nhà tôi đi. Trước nhà tôi có một nhà mặt đường có cổng đi riêng. Tháng 7 /2021 một mình nhà tôi bỏ tiền làm cổng. Tháng 12/2021 nhà trước mở thêm cổng đi cùng ngõ nhà tôi vậy tôi:
    1. có quyền không cho phép họ đi hay không?
    2. Nếu họ đi thì tôi có quyền yêu cầu họ đóng góp tiền làm cổng không?
    3. Nếu họ cố tình đi và không đóng góp tiền làm cổng thì tôi phải làm thế nào?

  11. Nguyễn Duy says:

    Gia đình tôi có mảnh đất trong ngõ (đất vườn tạp) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ) từ năm 2006, có một lối đi chung với hai gia đinh khác và được thể hiện rõ trên sơ đồ thửa đất, hiện nay một gia đình ở phía ngoài nhất (gđ tôi thứ2 và một hộ gđ nữa ở phía bên trong hộ gđ này được cấp sổ đỏ năm 1999 đất thổ cư) tự ý xây tường rào lại, tôi đã làm đơn gửi ubnd cấp xã yêu cầu giải quyết để mở lại lối đi chung. Khi ubnd xã cùng ban địa chính xã xuống làm iệc yêu cầu gđ tôi mang sổ đỏ ra để làm bằng chứng và tôi có mượn thêm được sổ đỏ ( cấp năm 2021) của một hộ gđ ở ngoài đường chính cũng có thể hiện rõ trên sơ đồ thửa đất là có đường đi chung. Tôi yêu cầu địa chính đưa bản đồ địa chính mới nhất ra để làm việc thì họ chỉ đưa bản đồ cũ ra (bản đồ vẽ thủ công trên bản đồ không thể hiện có đường đi) và khẳng định là không có đường, xin luật sư tư vấn, nếu nộp đơn lên cấp trên thì cần những giấy tờ gì và nộp đơn ở đâu? Xin trân thành cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  12. Nguyễn thị thanh tâm says:

    Gia đình tôi có 1 mảnh đất, nhưng nhà đằng sau hiện tại đang chiếm ngõ của nhà tôi.và đã được ubnd xã hòa giải không thành vì bên kia k chấp nhận cho nhà chúng tôi đi.vậy cho tôi xin hỏi nếu muốn ra tòa thì phải làm ntn, và gia đình tôi lên ubdx xã xin hồ sơ khiếu kiện xuống tòa hay ubnd xã gửi cho gia đình chúng tôi ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  13. Nguyễn Trần Ngọc Thạch says:

    Em chào luật sư . Em cần luật sư tư vấn giúp em về trường hợp nhà em . Nhà em có mua 1 sào đất nông nghiệp và nhà em có chừa 1 lối đi riêng chiều dài 60m để chăn nuôi ( trong sổ đỏ thì không có con đường ) và nhà ô H có đi ké trên con đường nhà em mà thửa đất nhà ô H phải qua 2 thửa đất mới tới đường nhà em . Nay nhà ô H nộp đơn kiện nhà em yêu cầu mở lối đi chung với chiều rộng 2.5m nhưng thửa đất nhà ô H có giáp ranh với những thửa đất gần mặt đường hơn . Với trường hợp như vậy em xin tư vấn từ luật sư ạ . Em cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  14. Bạch Thị Kim Châu says:

    Chào luật sư!!!
    Cách đây 20 năm, Mẹ tôi có mua 1 phần đất nằm phía trong phần đất của bà A. Khi bán đất bà A có viết giấy tay và có ghi là “cho phần đất của mẹ tôi đường nước và đường đi thông thương”. bây giờ bà A để lại phần đất phía ngoài có lối đi vô đất của mẹ tôi cho con ruột. Con của bà A k cho gia đình tôi đi nữa. cho tôi hỏi như thế mẹ tôi có thể yêu cầu pháp luật can thiệp để cho gia đình tôi lối đi k? và phải như thế nào ạ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8