Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp phổ biến trong quan hệ giao dịch tài chính. Các tranh chấp này thường phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ, tranh cãi về lãi suất hoặc xử lý tài sản thế chấp. Bài viết dưới đây của Long Phan PMT sẽ phân tích chi tiết các loại tranh chấp, nguyên nhân và phương thức giải quyết hiệu quả.
Mục Lục
Quy định pháp luật về Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho vay và bên vay về việc cung cấp một khoản tiền theo điều kiện hoàn trả gốc và lãi. Hợp đồng tín dụng bản chất là hợp đồng cho vay. Tuy nhiên, bên cho vay bắt buộc phải là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Mặc dù không bắt buộc nhưng hợp đồng tín dụng thường phải lập thành văn bản. Trong đó, thể hiện rõ thời hạn cho vay và lãi suất vay. Lãi suất cho vay theo Hợp đồng tín dụng tuân thủ quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định, lãi suất tối đa không vượt quá 20%/năm trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
Các loại tranh chấp phổ biến liên quan đến hợp đồng tín dụng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là sự mâu thuẫn giữa các bên về quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp có thể xuất phát từ các nguyên nhân việc sau:
- Vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi.
- Xử lý tài sản đảm bảo.
- Tranh chấp về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
- Tranh chấp lãi suất thỏa thuận vượt quá mức luật quy định.
>>> Xem thêm: Tư vấn rủi ro khi giao kết, thực hiện hợp đồng tín dụng
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Thương lượng giữa các bên
Đây là phương thức ưu tiên hàng đầu giữa các bên khi giải quyết tranh chấp. Phương án thương lượng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc thương lượng chỉ đạt hiệu quả khi các bên có thiện chí đàm phán, cùng nhau chia sẻ nguyên nhân tranh chấp và đưa ra giải pháp phù hợp.
Hòa giải thương mại giải quyết tranh chấp
Việc hòa giải do tổ chức hòa giải thương mại thực hiện. Kết quả hòa giải thành làm căn cứ để các bên thực hiện nghĩa vụ. Như bản chất của việc thương lượng, hòa giải chỉ đạt được hiệu quả khi các bên thiện chí tuân thủ các thỏa thuận đã được hòa giải.
Lựa chọn hình thức trọng tài
Một trong các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được ưu tiên hiện nay là trọng tài thương mại. Vì tính chất nhanh chóng, bảo mật thông tin mà trọng tài thương mại mang lại những hiệu quả quan trọng.
Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải được thỏa thuận bằng văn bản theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Khởi kiện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền
Việc khởi kiện đến Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi một trong các bên nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và có cơ sở, chứng cứ cho việc đó thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tùy theo phương thức mà các bên lựa chọn, quy trình giải quyết tranh chấp sẽ có sự khác biệt và áp dụng theo các quy định riêng. Đối với phương án thương lượng, hòa giải vì ưu tiên tinh thần thiện chí của các bên mà quy trình giải quyết không quá khắt khe. Hình thức và phương án giải quyết tùy các bên trao đổi.
Đối với trường hợp khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại các bên cần:
Hồ sơ giải quyết tranh chấp
Để việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi, nhanh chóng thì bên khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Chứng từ chứng minh khoản nợ như sao kê giao dịch, thông báo nợ quá hạn.
- Tài liệu liên quan đến tài sản thế chấp như giấy chứng nhận quyền sở hữu, hợp đồng thế chấp.
- Chứng từ chứng minh vi phạm của bên còn lại.
- Ngoài ra, đơn khởi kiện là tài liệu bắt buộc. Nếu khởi kiện tại tòa án, các bên sử dụng mẫu đơn khởi kiện Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Trường hợp khởi kiện tại Trung tâm trọng tài, người khởi kiện áp dụng mẫu đơn khởi kiện do trung tâm trọng tài các bên thỏa thuận.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được áp dụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, vụ kiện có thể trải qua cấp xét xử là: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.
Việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài áp dụng quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn.
Dịch vụ pháp lý hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tại Long Phan PMT, Chúng tôi hỗ trợ dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng chuyên nghiệp. Phạm vi dịch vụ pháp lý của Chúng tôi bao gồm:
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
- Tư vấn, đề xuất phương án giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật.
- Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thu thập chứng cứ.
- Đại diện khách hàng làm việc với các bên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo vệ quyền lợi khách hàng tại các phiên tòa, phiên hợp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại.
>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Việc hiểu rõ tranh chấp hợp đồng tín dụng và cách giải quyết không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý. Dịch vụ pháp lý từ Long Phan PMT sẽ hỗ trợ Quý khách hàng giải quyết tranh chấp. Liên hệ ngay qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.