Phụ cấp độc hại áp dụng khi nào và mức chi trả theo quy định

Phụ cấp độc hại là khoản tiền người sử dụng lao động trả thêm cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Đây là khoản phụ cấp nhằm bù đắp tổn hại về sức khỏe và tinh thần. Mức phụ cấp này được quy định rõ ràng theo quy định pháp luật. Nội dung bài viết dưới đây của Long Phan PMT sẽ phân tích chi tiết quy định hiện hành về phụ cấp độc hại.

Quy định pháp luật về phụ cấp độc hại
Quy định pháp luật về phụ cấp độc hại

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản phụ cấp bù đắp cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng lao động.

Phụ cấp độc hại được đặt ra với mục đích:

  • Giảm thiểu tổn thất sức khỏe cho người lao động.
  • Khuyến khích lao động tiếp tục làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm.

Ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Theo Điều 1 Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH (được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH), các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại gồm:

Tải về:

Danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Bổ sung ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 15/02/2024.

Điều kiện để được hưởng phụ cấp độc hại

Hiện nay, quy định về phụ cấp độc hại đối với người lao động được quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, trợ cấp được căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Ngoài ra, người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại sẽ được bồi dưỡng bằng hiện vật. Việc bồi dưỡng bằng hiện vậy sẽ được quy định tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH.

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại

Điều kiện được bồi dưỡng

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, điều kiện để được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật là người lao động phải làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mức bồi dưỡng luật định

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng là:

  • Mức 1: 13.000 đồng;
  • Mức 2: 20.000 đồng;
  • Mức 3: 26.000 đồng;
  • Mức 4: 32.000 đồng.

Mức bồi dưỡng cụ thể phụ thuộc vào chỉ tiêu riêng về điều kiện lao động được quy định tại Phụ lục I của Thông tư.

Mức bồi dưỡng áp dụng theo thời gian làm việc

  • Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
  • Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
  • Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Quy định này cũng được cụ thể tại khoản 2  Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH.

Nguyên tắc thực hiện chi trả

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH. Theo đó:

  • Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc.
  •  Lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động đối với trường hợp người lao động làm việc điều kiện đặc biệt.
  • Không được trả bằng tiền.
  • Không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
  • Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) không thuộc trường hợp được bồi dưỡng nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố độc hại.

Dịch vụ tư vấn về quyền lợi phụ cấp độc hại tại Long Phan PMT

Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn quyền lợi hợp pháp của người lao động.
  • Tư vấn các khoảng phụ cấp, trợ cấp theo quy định pháp luật.
  • Tư vấn, hướng dẫn các yêu cầu thực hiện quy định về bồi dưỡng trợ cấp, phụ cấp.
  • Đại diện, cùng khác hàng giải quyết các tranh chấp về lao động.

Việc nắm rõ quy định pháp luật về phụ cấp độc hại không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà còn giúp người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ. Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Long Phan PMT để được tư vấn chi tiết. Hotline tư vấn pháp luật 1900636387 luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87