Hình phạt tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới là một hành vi vi phạm nghiêm trọng trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, làm giảm hiệu quả quản lý xuất nhập khẩu, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tội phạm kinh tế, buôn lậu, và trốn thuế. Bài viết này của Long Phan PMT sẽ phân tích cấu thành của tội danh để làm rõ những hệ quả pháp lý của hành vi này.

Quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
Quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới xử phạt hành chính thế nào?

Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể dẫn đến xử phạt hành chính nếu giá trị vi phạm chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới nhưng chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền tùy theo giá trị tang vật vi phạm:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tang vật có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi tang vật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc là hàng hóa là văn hóa phẩm.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tang vật có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi tang vật có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình thức phạt tiền, cơ quan chức năng còn áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung như tịch thu tang vật và buộc tiêu hủy những hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, hoặc văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động vận chuyển hàng hóa qua biên giới.

Cấu thành tội danh vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Để xác định hành vi này có cấu thành tội phạm hay không, cần phân tích đầy đủ các yếu tố sau:

Khách thể của tội phạm

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là các quy định về quản lý xuất nhập khẩu và vận chuyển tiền tệ, kim khí quý, đá quý, hoặc các vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, cân đối cán cân thương mại và chống lại việc gian lận thương mại hoặc buôn lậu. Hành vi vi phạm có thể làm mất đi sự kiểm soát này, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người thực hiện hành vi phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đồng thời phải đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với tội phạm nghiêm trọng. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, người thực hiện hành vi có thể từ 14 tuổi trở lên. Chủ thể phạm tội cần nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý thực hiện để đạt mục đích cá nhân, thường là để trốn thuế hoặc kiếm lợi bất chính.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan thể hiện qua hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ vào biên giới quốc gia khác mà không tuân thủ các quy định của pháp luật. Các hành vi này có thể bao gồm:

● Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới mà không khai báo hoặc khai báo sai để tránh kiểm soát của hải quan.

● Lợi dụng các giấy tờ, thủ tục xuất nhập khẩu để che giấu hành vi vận chuyển trái phép, chẳng hạn như khai báo không đúng về số lượng hoặc loại hàng hóa.

● Thông đồng với cán bộ hải quan hoặc sử dụng các thủ đoạn tinh vi khác nhằm qua mặt cơ quan chức năng, lẩn tránh sự kiểm soát tại các cửa khẩu.

Ngoài ra, hành vi còn có thể được thực hiện dưới hình thức vận chuyển hàng hóa qua khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không tuân thủ các quy định về hải quan, nhằm trốn thuế hoặc tránh bị kiểm soát về hàng hóa cấm.

Cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
Cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm này thể hiện qua lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không tuân thủ các quy định pháp luật là vi phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện để đạt được các mục đích nhất định, chủ yếu là lợi nhuận bất chính. Người thực hiện hành vi thường có động cơ trục lợi, như tránh thuế, buôn lậu, hoặc vận chuyển hàng hóa cấm để kiếm lời.

Hành vi vận chuyển trái phép này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến trật tự kinh tế và lũng đoạn thị trường trong nước, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hàng hóa và thuế xuất nhập khẩu của nhà nước.

>>>Xem thêm: Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mức truy cứu hình sự tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015  (sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), với các mức phạt cụ thể như sau:

● Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. Trường hợp tang vật có giá trị dưới 100.000.000 đồng nhưng người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính hoặc có các tình tiết tăng nặng như lợi dụng chức vụ, quyền hạn cũng có thể bị xử lý ở mức này.

● Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi tang vật có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc có các yếu tố như phạm tội có tổ chức, lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước.

● Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi vận chuyển tang vật trị giá trên 500.000.000 đồng hoặc các trường hợp nghiêm trọng khác như tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư bào chữa tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Luật sư của Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ sau để hỗ trợ Quý khách trong quá trình bào chữa tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới:

● Tư vấn chuyên sâu quy định về pháp lý về cấu thành tội phạm; mức phạt đối với từng hành vi cụ thể, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ; phương án xin giảm nhẹ hình phạt.

● Tham gia các buổi làm việc với cơ quan điều tra, công an, tòa án, và các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình xác minh, điều tra tội danh.

● Soạn thảo hồ sơ: Chuẩn bị các tài liệu, đơn từ và hồ sơ pháp lý cần thiết để bào chữa, đơn kêu cứu, đơn khiếu nại.

● Tham gia tranh tụng: Luật sư tham gia phiên tòa, bào chưa cho bị can, bị cáo.

"Mức

>>>Xem thêm: Các công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự

Nhìn chung, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là một trong những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự kinh tế và an ninh quốc gia. Hiểu rõ các yếu tố cấu thành của tội danh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn pháp lý và hỗ trợ dịch vụ.

Scores: 5 (59 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8