Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc

Tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc là tranh chấp xảy ra trong quá trình xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, người đang sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc của Long Phan PMT về cách giải quyết tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc theo Luật Đất đai 2024.

Phương án giải quyết tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc
Phương án giải quyết tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc

Xác định tình trạng pháp lý của đất

Để xác định tình trạng pháp lý của đất, người đang sử dụng đất cần lưu ý ba vấn đề là: nguồn gốc tạo lập đất đai, quá trình sử dụng đất đai, hiện trạng đất đai.

Nguồn gốc đất đai là yếu tố quyết định tính hợp pháp của việc sở hữu. Điều này bao gồm các hình thức tạo lập đất từ việc giao đất của Nhà nước, mua bán, tặng cho, thừa kế hoặc khai hoang. Nếu đất được tạo lập từ các nguồn hợp pháp, người sử dụng đất cần có các giấy tờ chứng minh rõ ràng như quyết định giao đất, hợp đồng mua bán, hoặc văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp đất không có giấy tờ chứng nhận, người sử dụng có thể căn cứ vào việc sử dụng đất ổn định, lâu dài không có tranh chấp để yêu cầu xác nhận nguồn gốc đất theo Luật Đất đai 2024.

Quá trình sử dụng đất phản ánh việc người sử dụng đất đã quản lý, canh tác hay thực hiện các hành vi nào trên đất. Điều này bao gồm cả việc sử dụng liên tục, ổn định, không có tranh chấp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất (như nộp thuế). Nếu đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch và không vi phạm các quy định về môi trường, xây dựng hoặc sử dụng sai mục đích, người sử dụng đất có cơ sở vững chắc để xác định tình trạng pháp lý.

Hiện trạng đất đai là tình trạng thực tế của đất tại thời điểm hiện tại, bao gồm diện tích, mục đích sử dụng, ranh giới, và tình trạng đăng ký đất đai (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa). Quý khách cần kiểm tra xem đất có nằm trong diện quy hoạch, bị tranh chấp, hoặc có giấy tờ văn bản nào được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế quyền sử dụng đât. Nếu hiện trạng đất đã thay đổi so với các giấy tờ gốc (như mở rộng diện tích hoặc thay đổi mục đích sử dụng), người sử dụng đất cần đăng ký biến động đất đai để đảm bảo việc sử dụng đất là hợp pháp.

Tình trạng pháp lý đất đai tranh chấp
Tình trạng pháp lý đất đai tranh chấp

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban Nhân dân cấp xã

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban Nhân dân cấp xã theo Điều 235  Luật Đất đai 2024 và Điều 105 của Nghị định 102/2024/NĐ-CP. Thủ tục này được quy định khá chi tiết, và là một bước bắt buộc trước khi tiến hành các thủ tục khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, quá trình hòa giải gồm các bước chính sau:

  1. Bước 1: Nộp đơn yêu cầu hòa giải: Khi phát sinh tranh chấp, các bên cần nộp đơn yêu cầu hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  2. Bước 2: Thông báo thụ lý: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn, Ủy ban Nhân dân cấp xã sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan, đồng thời thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai về việc thụ lý đơn. Nếu từ chối, cần có văn bản nêu rõ lý do.
  3. Bước 3: Thẩm tra, Xác minh tranh chấp: Ủy ban sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh các nguyên nhân gây tranh chấp, thu thập tài liệu về nguồn gốc và hiện trạng đất.
  4. Bước 4: Thành lập Hội đồng hòa giải: Hội đồng này gồm có đại diện Ủy ban, đại diện Mặt trận Tổ quốc, công chức địa chính và những người có liên quan.
  5. Bước 5: Tổ chức cuộc họp hòa giải: Các bên tranh chấp sẽ tham dự cuộc họp, cùng với thành viên Hội đồng hòa giải và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi tất cả các bên có mặt. Nếu một trong hai bên vắng mặt đến lần thứ hai, hòa giải sẽ được coi là không thành công.
  6. Bước 6: Lập biên bản kết quả: Cuối cùng, kết quả hòa giải sẽ được lập thành biên bản, ghi rõ nội dung tranh chấp và kết quả hòa giải. Biên bản này sẽ là tài liệu quan trọng nếu vụ việc tiếp tục được đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết​
Giải quyết tranh chấp đất đai cơ sở
Giải quyết tranh chấp đất đai cơ sở

>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc tại Tòa án

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai không rõ nguồn gốc tại Tòa án cần bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện: Soạn thảo theo mẫu quy định, cụ thể là mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/N1-HĐTP. Nội dung của đơn khởi kiện cần điền đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất: Nếu đất không có giấy tờ rõ ràng,  người sử dụng đất vẫn có thể cung cấp một trong các giấy tờ khác được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 (và các quy định tương tự trong Điều 148 Luật Đất đai 2024).
  • Biên bản hòa giải không thành tại Ủy ban Nhân dân cấp xã: Trước khi khởi kiện, bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn. Biên bản này là chứng cứ quan trọng trong hồ sơ.
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (Bản sao)
  • Sổ hộ khẩu (nếu có).
  • Các chứng cứ và tài liệu khác: Nếu có giấy tờ hoặc chứng cứ khác hỗ trợ trong việc xác minh quyền lợi của người khởi kiện, cũng cần đính kèm.
  • Đơn khởi kiện và hồ sơ này sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản tranh chấp, hoặc có thể nộp qua đường bưu chính hoặc trực tuyến nếu Tòa án địa phương có cung cấp dịch vụ này​

Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là yếu tố quan trọng để tránh việc Tòa án trả lại đơn hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ, làm chậm tiến độ giải quyết vụ án.

Quy trình khởi kiện

Thủ tục khởi kiện đất đai không rõ nguồn gốc được quy định cụ thể tại Chương II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện:
  • Người khởi kiện nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Hồ sơ khởi kiện đầy đủ các tài liệu đã trình bày ở phần trên.
  • Người khởi kiện có thể ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng.
  1. Bước 2: Phân công và xem xét đơn:
  • Trong 3 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn.
  • Thẩm phán có 5 ngày làm việc để xem xét và quyết định: yêu cầu sửa đổi đơn, tiến hành thụ lý, chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền, hoặc trả lại đơn.
  1. Bước 3: Thụ lý vụ án:
  • Nếu vụ án thuộc thẩm quyền, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí (nếu có).
  • Người khởi kiện có 7 ngày để nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được biên lai hoặc khi người khởi kiện được miễn án phí.
  1. Bước 4: Hòa giải:
  • Tòa án tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử, trừ các trường hợp không được hòa giải.
  • Nguyên tắc hòa giải: tự nguyện, không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
  1. Bước 5: Chuẩn bị xét xử:
  • Trong thời gian này, Tòa án có thể yêu cầu bổ sung tài liệu, trưng cầu giám định, ra các quyết định liên quan.
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp nhận, công khai chứng cứ.
  • Tổ chức thẩm định tại chỗ, thẩm định giá và đô vẽ
  1. Xét xử sơ thẩm:
  • Phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong thời hạn 04 – 06 tháng kể từ thời điểm ban hành thông báo thụ lý vụ án.

Việc nắm rõ quy trình và thủ tục này sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đúng pháp lý, tránh được những sai sót trong quá trình khởi kiện và giải quyết tranh chấp đất đai.

>>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp tại Long Phan PMT

Tư vấn pháp lý đất đai

  • Phân tích và đánh giá tình trạng pháp lý của vụ tranh chấp.
  • Đưa ra giải pháp cụ thể dựa trên quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tế.

Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ pháp lý:

  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, và các tài liệu liên quan.
  • Hỗ trợ thu thập, kiểm tra và sắp xếp chứng cứ.

Đại diện khách hàng trong các buổi làm việc:

  • Tham gia vào các buổi làm việc với các bên tranh chấp, cơ quan hành chính hoặc Tòa án để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
  • Tham gia thương lượng, hòa giải nhằm tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Tham gia và bảo vệ quyền lợi tại tòa:

  • Trực tiếp tham gia các phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Trình bày các luận cứ, bằng chứng để bảo vệ quan điểm và yêu cầu của khách hàng trước Tòa án.

Việc nắm rõ từng bước này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ quy trình và công việc mà luật sư sẽ thực hiện, đồng thời giúp khách hàng yên tâm hơn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý.

Long Phan PMT đã mang lại cho khách hàng những thông tin về giải quyết tranh chấp đất có nguồn gốc không rõ ràng. Với sự tận tâm và chuyên môn cao, đội ngũ luật sư sẽ đồng hành cùng khách hàng trong từng giai đoạn vụ án. Liên hệ ngay 1900.63.63.87 để được hỗ trợ trực tiếp.

Scores: 4.8 (64 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8