Mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn vốn đã được pháp luật về hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự quy định. Theo đó, bên cạnh việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản chung, một trong các bên còn có thể phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình. Vậy mức cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết hơn cho quý bạn đọc.


Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn
Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn


Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình 2014  thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ, do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

  • Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng, thì Tòa án cần giải thích quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
  • Trường hợp Tòa án xét thấy việc không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng thì Tòa án không bắt buộc bên còn lại phải cấp dưỡng nuôi con.

Nhĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là bắt buộc đối với cha, mẹ, kể cả khi cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Căn cứ xác định mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Cách xác định mức trợ cấp nuôi con
Cách xác định mức trợ cấp nuôi con

Tiền cấp dưỡng nuôi con được Theo mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán quy định tiền cấp dưỡng nuôi con : “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý…”.

  • Khi quyết định mức tiền trợ cấp nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người trợ cấp, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người trợ cấp.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
  • Tòa án căn cứ vào độ tuổi của người con được trợ cấp để xác định mức cấp dưỡng cho con.
  • Tòa án cũng căn cứ vào điều kiện sống của người con, mức cấp dưỡng không có sự thay đổi quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của con.

Mức cấp dưỡng

Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng nuôi con cụ thể như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định trên, mức trợ cấp cho con sau ly hôn được xác định theo một trong hai cách như sau:

Do hai bên thỏa thuận

Hai bên vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về số tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Việc thỏa thuận mức trợ cấp phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người thực hiện cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của con.

Do Tòa án xác định

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xác định mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn. Tòa án cũng sẽ dựa trên thu nhập lao động thực tế của người thực hiện cấp dưỡng và xác minh nhu cầu của con để xác định mức cấp dưỡng.

Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn có thể được thay đổi khi có lý do chính đáng. Các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì các bên yêu cầu Tòa giải quyết. 

Phương thức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Theo quy định tại điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Phương thức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án xem xét điều kiện của người có nghĩa vụ trợ cấp để quyết định phương thức cấp dưỡng nuôi con cho phù hợp.

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì các bên thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn bao gồm:

Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng (Đơn khởi kiện mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn (theo khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân;
  • Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;
  • Quyết định/ Bản án ly hôn;
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của người chồng;
  • Bản sao có chứng thực giấy sinh của con.

Căn cứ Các Điều 28, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì xác định thẩm quyền nhận đơn khởi kiện như sau:

  • Cấp dưỡng được xác định là một tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình trong trường hợp này của bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.

 Một bên vợ hoặc chồng nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ và vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án thụ lí và giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.

Khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng
Khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng

Luật sư tư vấn về mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn

Khi sử dụng dịch vụ, luật sư của Luật Long Phan PMT sẽ thực hiện các hoạt động như sau:

  • Tư vấn các quy định liên quan đến cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn
  • Tư vấn về chuẩn bị hồ sơ tranh chấp ly hôn, nuôi con;
  • Cung cấp mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn
  • Tư vấn soạn thảo đơn yêu cầu, đơn khởi kiện khi thực hiện tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn;
  • Hướng dẫn quy trình gửi đơn và xử lý yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền, trực tiếp nộp đơn giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về việc ai phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến Luật sư Hôn nhân gia đình hoặc thông qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn.

>>> Bài viết bạn có thể quan tâm:

Tags:

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(18) bình luận “Mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn là bao nhiêu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Nhuần says:

    Cho e hỏi. Vậy sau khi ly hôn mà người vợ nuôi con muốn nhờ tòa thu tiền cấp dưỡng thì phải làm sao ạ.

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Kính chào bạn Nhuần,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Trong trường hợp bạn đã có quyết định/bản án của Tòa án về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, bạn có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn gửi đến cơ quan thi hành án để yêu cầu người cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
      – Nội dung của đơn yêu cầu cấp dưỡng bao gồm những nội dung sau:
      + Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
      + Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
      + Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
      + Nội dung yêu cầu thi hành án;
      + Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
      đơn yêu cầu cấp dưỡng phải được gửi kèm bản án, quyết định ly hôn cùng các tài liệu, giấy tờ khác.
      – Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi có đơn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vẫn không thực hiện nghĩa vụ, bạn có thể báo với công an để tiến hành xử phạt hành chính, người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
      – Hoặc có thể làm đơn tố cáo hành vi trên nếu thuộc trường hợp tại Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
      – Như vậy, đối với trường hợp của bạn Nhuần, trước tiên bạn cần làm đơn yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu người đó không vẫn không thực hiện, bạn có thể báo với công an địa phương để tiến hành xử phạt hành chính với hành vi trên, nếu người đó vẫn tiếp tục không thực hiện sau khi bị phạt hành chính, bạn có thể nộp đơn tố cáo hành vi của họ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự.
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng !

  2. Trần Thị mến says:

    Tôi ly hon hồi tháng 7/2019 tiền cấp dưỡng nuôi con là bắt đầu từ tháng 8/2019 ,ba bé chỉ cấp dưỡng được 4 tháng đến nay gần 1nam không thấy cấp dưỡng nữa, vay cho hỏi khi nào mới làm đơn kiện được ạ

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Kính chào bạn Mến,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
      “1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
      2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
      – Theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
      “1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
      Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
      2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.
      Theo đó, nếu chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có nghĩa là đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp dưỡng. Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có quyền yêu cầu chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc có thể gửi đơn ra tòa để Tòa án áp dụng biện pháp cưỡng chế.
      Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
      Như vậy, pháp luật không có quy định về thời gian có thể khởi kiện mà chỉ cần có hành vi không thực hiện nghĩa vụ và các bên không thể thỏa thuận được với nhau thì bạn có thể gửi đơn tố cáo đến chính quyền địa phương hoặc nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng cảm ơn!

  3. Nguyễn Tuyết Thanh says:

    Chào luật gia.
    Mình đã sinh bé đầu năm 2020 nhưng không kết hôn. Cho mình hỏi mức trợ cấp bắt buộc hàng tháng mà bố bé phải trợ cấp cho bé là bao nhiêu?
    Số tiền này mình muốn nhờ tòa án thu hộ rồi chuyển vào tài khoản của mình có được không?
    Xin cảm ơn

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Kính chào bạn Thanh,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Mức trợ cấp hàng tháng được xác định bằng bản án của Tòa án hoặc các bên có thể thỏa thuận
      Tòa án không có chức năng thu tiền trợ cấp hàng tháng cho con, bạn có thể liên hệ chi cục thi hành án dân sự để nhận tiền trợ cấp theo bản án của tòa
      trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.

  4. Nguyễn Thị Như Huỳnh says:

    Cho em hỏi ba và mẹ em ly hôn và sau 10 năm mà ba em vẫn không nộp tiền trợ cấp hằng tháng cho em của em .thì bây giờ mẹ em có thể nào đòi tiền trợ cấp được không ?
    Và phải làm như thế nào để giành lại quyền lợi cho em của em

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Kính chào Huỳnh,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo như trình bày của bạn, bố bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi đã có bản án của tòa. Trường hợp này bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi cho chi cục thi hành án có thẩm quyền để được thi hành bản án của tòa đối với bố bạn
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.

  5. Phạm thị thảo says:

    Chào luật sư .Tôi là phạm thị thảo ,hiện cư ngụ tại an giang .Tôi có một số thắc mắc về việc chồng cũ giành quyền nuôi con sau khi nghe vợ cũ chuẩn bị kết hôn.Mong luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi như sau. Tôi và chồng cũ ly hôn cũng được 3năm có một bé gái nay đã được 6tuổi .sau khi ly hôn chồng cũ tôi trợ cấp cho con gái tôi là 1triệu 4 một tháng.Nhưng chồng cũ tôi chỉ trợ cấp được 1,2 tháng đầu rồi không cấp dưỡng nữa .Đến nay khi con tôi chuẩn bị học lớp 1thì chồng cũ tôi có cho con tôi vài trăm(750nghìn đồng)để đóng tiền học thêm. Nhưng gần đây sau khi nghe tôi chuẩn bị kết hôn thì chồng cũ tôi lại muốn giành quyền nuôi con .vậy cho hỏi trong trường hợp này khả năng giành quyền nuôi con của chồng cũ tôi cao không ,làm cách nào để tôi có thể không mất quyền nuôi con được không

    • Luật Long Phan PMT says:

      Kính chào Phạm Thị Thảo ,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo quy định tai Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, căn cứ để Tòa án xem xét ai là người nuôi con sẽ dựa vào việc người vợ/chồng có chứng minh được mình có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hay không. Cụ thể về các điều kiện như sau:
      1.Thu nhập hàng tháng, khả năng tài chính đảm bảo cho việc nuôi con.
      2.Đảm bảo môi trường sống lành mạnh, an toàn cho con
      3.Có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
      4.Có hành vi đúng đắn của bậc cha mẹ, không ngược đãi, đánh đập con
      Theo như những thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đã không thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn, do đó chồng bạn có thể bị Tòa án xem xét không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con và khả năng giành quyền nuôi con của chồng bạn không cao. Để đảm bảo giành được quyền nuôi con, bạn cũng phải chứng minh được các điều kiện cung cấp như trên. Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.

  6. Võ thi lam kiều says:

    E chào luật sư e năm nay 26 tuổi hiện tại sinh sống tại Đà Nẵng e và ck e ly hôn năm 2016 vó 1 bé gái sinh năm 2013 sau khi li hôn fo e nuôi dưỡng đến 2018 e và ck e vó quay lại chung sống và có thện 1 bé gái nhưng chưa đăng ký kết hôn lại ck e có người khác và bỏ e một mình đến h sau khi ly hôn ck e nói chu cấp 1 tháng 2 triệu nhưng từ khi ly hôn đến giờ ck e ko cấp dưỡng lúc đó 1 đứa nên e ko đòi hỏi h hai đứa công việc e ko ổn định sức khỏe ko ổn định nên ko nuôi nổi h e muốn ck chu cấp cho con mà ck ko cấp dưỡng nên cho e hỏi h e phải làm gì để đòi quyền lợi chi con e ạ e xin chân thành cảm ơn luật sư ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Vấn đề chu cấp tuền cho con là do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thể tự thỏa thuận các bên có thể khởi kiện ra Tòa. theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.” Như vậy, dù không đăng ký kết hôn nhưng nghĩa vụ của cha mẹ vẫn sẽ phải được đảm bảo. Tuy nhiên, vì người con thứ hai được sinh ra khi cả hai đã ly hôn, do đó, để yêu cầu người cha phải chu cấp tiền cho con phải thực hiện thủ tục nhận cha con, sau đó, mới có cơ sở yêu cầu cấp dưỡng.
      Trân trọng!

  7. Le says:

    Cho e hỏi về vấn đề tài sản và khoản nợ sau khi li hôn được tính như thế nào ? Nếu k thuận tình thì có dễ k ạ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  8. Bùi Thị Diệp Anh says:

    Thưa luật sư .em hiện ở Hải Phòng .Hiện tại 2 vợ chồng e đang làm thủ tục ly hôn .và có 1 con chung cháu chưa đến 36th tuổi .Hiện chúng em làm đơn theo thuận tình ly hôn .và đầu tiên thống nhất là chồng em có trách nhiệm trợ cấp cho con em 1th 3tr vì anh ấy là quân nhân hàm trung úy .lương cơ bản gần 10tr chưa kể phụ cấp .nhưng khi về nhà nghe theo sự chỉ đạo gia đình nên muốn rút lại 2tr .hiện e không đồng ý mức trợ cấp đó .và đang muốn làm đơn khởi kiện .Vậy em muốn hỏi luật sư mức trợ cấp cho con được pháp luật quy định như thế nào với 1 người quân nhân có thu nhập cao ổn định ạ

  9. Út mười says:

    Chào ls ạ. Vợ chồng e đã ly hôn xong nhưng giờ e thu nhập của e ko đủ khả năng để chu cấp đủ như hai bên đã thỏa thuận thì e phải làm sao ạ

  Miễn Phí: 1900.63.63.87